Nguyên nhân khiến gạch dễ bị bong tróc, phồng rộp và các biện pháp để phòng tránh

Ngày nay, ốp lát gạch là giải pháp hoàn thiện rất được ưa chuộng trong các công trình dân dụng, công cộng và thương mại bởi tính thẩm mỹ, dễ bảo trì, dễ vệ sinh và sự đa dạng về ứng dụng, thiết kế cũng như về chủng loại gạch trên thị trường hiện nay.

Quy trình thi công đúng và sự lựa chọn vật liệu ốp lát phù hợp sẽ duy trì độ thẩm mỹ cho không gian của bạn trong thời gian dài

Với sự phát triển của thị trường gạch ốp lát hoàn thiện, các quy trình thi công cũng như tiêu chuẩn lựa chọn vật liệu dán gạch thích hợp nhằm đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ cũng như khả năng thiết kế đa dạng ngày càng được chú trọng hơn. Phương pháp thi công không chính xác cộng với việc sử dụng loại keo dán không phù hợp với điều kiện của khu vực ốp lát sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng liên kết giữa gạch và lớp nền, gây nên hiện tượng bong tróc, phồng rộp dẫn đến nứt, bể và hư hại bề mặt của lớp gạch hoàn thiện.   

Hiện tượng gạch phồng rộp sau một thời gian đưa vào sử dụng 

Vậy hiện tượng gì xảy ra trước khi gạch bị phồng rộp? Những viên gạch bị chèn ép nhau khi bề mặt sàn co giãn dưới tác động của các tác nhân bên ngoài, dần dà tạo nên sức căng giữa bề mặt tiếp xúc của viên gạch và lớp nền. Sự bong tách bắt đầu xuất hiện và khả năng bám dính của gạch giảm dần khi phải chống lại ứng suất nén. Tình trạng không ổn định này tăng dần và sức căng tác động lên viên gạch gây ra hiện tượng phồng rộp dẫn dến nứt bể. 

Hiện tượng sàn gạch bị phồng rộp không kịp xử lý gây nứt bể
Hãy điểm qua các lý do gây nên hiện tượng này và các biện pháp phòng tránh hiệu quả do Mapei đề xuất:

1.  Trương nở và co ngót

Khi bề mặt sàn tiếp xúc với sự thay đổi khắc nghiệt về nhiệt độ hoặc độ ẩm, nó có thể bị co hoặc giãn nhanh hơn gạch. Sự co ngót cũng có thể xảy ra bởi bản chất tự nhiên của bê tông trong quá trình đóng rắn cũng như dưới tác động của tải trọng tòa nhà sau một thời gian sử dụng.

Cách phòng tránh: Thi công các khe co giãn (còn gọi là khe dịch chuyển) xung quanh và trên các khu vực áp dụng lót gạch có diện tích lớn. Khe co giãn phải được đặt vào các khu vực ốp lát chịụ tác động của sự kiềm hãm như các khu vực tiếp giáp với các cấu kiện đứng như tường, cột, lề, bậc thang. Khe co giãn cũng nên được thi công tại những vị trí có khả năng tạo ra ứng suất, ví dụ như khu vực có chênh lệch lớn về nhiệt độ.

2. Lớp vữa cán không được bảo dưỡng đầy đủ

Khi bê tông hoặc vữa xi măng không được bảo dưỡng đủ và đúng cách, lớp nền vẫn còn trong giai đoạn co ngót và các vết nứt co ngót khô có thể có thể xuất hiện sau khi thi công ốp lát.

Lớp nền không đạt chất lượng gây ảnh hưởng đến bề mặt ốp lát

Cách phòng tránh: Bảo dưỡng lớp nền đủ và đúng cách.

3. Sử dụng loại keo dán gạch không phù hợp

Thi công ốp lát gạch trong nhà và ngoài trời luôn yêu cầu các loại keo dán gạch khác nhau, nên cần phải lựa chọn loại keo dán gạch phù hợp với bề mặt nền, vị trí thi công và điều kiện môi trường nơi bề mặt ốp lát.  Ví dụ, môi trường bên ngoài thường xuyên tiếp xúc với sự biến thiên về nhiệt độ hoặc các khu vực mà bề mặt phải chịu áp lực cơ học cao như khu vực công cộng và công nghiệp cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng liên kết của lớp keo dán gạch.

Với sự phát triển của ngành vật liệu ốp lát, các loại gạch truyền thống như gạch ceramic hai lửa, ceramic một lửa đang dần được thay thế bằng các loại gạch cao cấp như porcerlain, mosaic, granite và các loại gạch đặc biệt khác. Đặc tính kỹ thuật và quy trình thi công yêu cầu cho các loại gạch cao cấp này ngày càng được nâng cao, dẫn đến sự cải tiến và đa dạng hóa cho các vật liệu keo dán gạch và keo chà ron cũng ngày càng đa dạng và nâng cao.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị thi công vẫn áp dụng phương pháp truyền thống là sử dụng hồ dầu cho công tác ốp lát gạch. Phương pháp này cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến gạch dễ bị bong tróc, phồng rộp vì phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và chất lượng của các loại nguyên liệu trôn. Phương pháp truyền thống này dần dần không còn phù hợp khi áp dụng cho các dự án với khối lượng lớn và cho các loại gạch cao cấp nữa.

Cách phòng tránh: Sử dụng đúng loại keo dán gạch chuyên dụng từ Mapei với khả năng bám dính cao tùy thuộc vào khu vực và mục đích sử dụng. Tham khảo bảng đính kèm bên dưới cho từng hạng mục chuyên biệt:

Keo dán gạch Keraflex Maxi S1 cải tiến gốc xi măng, có độ đàn hồi cao, chống trượt và có thời gian thi công kéo dài, thuộc loại C2TES1

4. Ron gạch (khe co giãn) không đủ rộng hoặc quá nhỏ

Việc không có các đường ron giữa các viên gạch hoặc kích thước ron không đủ rộng sẽ làm hạn chế không gian co giãn của viên gạch và dẫn đến hiện tượng gạch phồng rộp, bong tróc.

Chú trọng trong quá trình thao tác thi công có thể ngăn ngừa được những khiếm khuyết trong quá trình thi công ốp lát gạch.

Cách phòng tránh: Chừa ron với kích thước phù hợp giữa những viên gạch. Chẳng hạn, đối với gạch ốp lát sàn, độ rộng tối thiểu của ron gạch được đề xuất không nên nhỏ hơn 3 mm. Khi sử dụng các loại gạch và đá với kích thước và khổ lớn độ rộng của ron gạch nên khoảng từ 6-10mm. 

Thi công chà ron với sản phẩm keo chà ron phù hợp

Ngoài ra, việc chà ron đúng kỹ thuật với sản phẩm keo chà ron thích hợp cũng là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ và thẩm mỹ của bề mặt ốp lát. Lựa chọn sản phẩm keo chà ron Keracolor SF của Mapei với tính công tác cao dùng cho mạch rộng lên đến 4mm với 6 màu sắc có sẵn cùng khả năng chống thấm nước và chống mài còn cao, không bị co ngót, do đó không bị nứt gãy, đảm bảo độ bền cho hệ thống ốp lát. 

Keo chà ron Keracolor SF thuộc loại CG2WA với bề mặt hoàn thiện phẳng mịn

Truy cập để tìm hiểu ngay các giải pháp ốp lát tiên tiến của Mapei tại Vật liệu ceramic | Vật liệu đá | Mapei hoặc liên hệ fanpage https://www.facebook.com/MapeiVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo