Báo cáo phát triển hạ tầng khu công nghiệp tại Việt Nam 2023 – Điểm sáng thu hút đầu tư

Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam

Với tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay, mức tăng trưởng GDP Quý 4/2023 đạt 6.72% là con số khá tốt. Trong vòng 5 năm, mức tăng trưởng này cao hơn so với các năm trước và chỉ thấp hơn so với thời điểm Quý 4/2019 (8.02%). Bên cạnh đó, trong năm 2023, mức tăng trưởng GDP có diễn biến tốt, quý sau cao hơn quý trước (Quý 1 tăng 3.32%, Quý 2 tăng 4.14%, Quý 3 tăng 5.33%). Xét chung cả năm 2023, GDP tăng trưởng 5.05% so với cùng kỳ, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 5 năm trở lại đây.

So với cùng kỳ năm trước, CPI năm 2023 của Việt Nam tăng 3.25%. Bên cạnh đó, lạm phát năm 2023 tăng 4.16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng của CPI, chủ yếu do giá thực phẩm, giáo dục, y tế, nhà ở, vận tải, dịch lịch, dịch vụ tiêu dùng đều tăng trong năm vừa qua. Đây là năm đầu tiên chỉ số lạm phát cơ bản cao hơn chỉ số giá tiêu dùng trong 5 năm trở lại đây. Con số này phần nào phản ánh tình hình kinh tế nhiều biến động và khó khăn của Việt Nam trong năm 2023 và các tác động tiêu cực đến nền kinh tế, như làm giảm sức mua của người tiêu dùng, làm mất giá trị của tiền tệ, làm tăng chi phí sản xuất và kinh doanh. Đồng thời tăng áp lực kiểm soát lạm phát năm 2024.

Hiện trạng phát triển hạ tầng Khu công nghiệp

Theo dữ liệu HOUSELINK thu thập, hiện nay có khoảng hơn 400 Khu công nghiệp đang hoạt động trên khắp cả nước. Các Khu công nghiệp được phân bổ chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Nam, nơi có vị trí địa lý thuận lợi cũng như thu hút nhiều ngành nghề đa dạng ở mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, bởi đặc thù khó khăn về địa lý, khó khăn về giao thương hàng hoá khiến miền Trung hiện tại đang có số lượng Khu công nghiệp thấp nhất trong cả ba miền.

Tỷ lệ lấp đầy trung bình theo khu vực

Nguồn cung quỹ đất trong tương lai

Tình hình các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp trên cả nước

Theo dữ liệu của HOUSELINK, 6 tháng cuối năm 2023, Việt Nam thu hút khoảng 483 dự án FDI cấp mới đăng ký đầu tư dự án vào các Khu công nghiệp, tăng 44% so với 6 tháng đầu năm. Tính chung cả năm 2023, cả nước có tổng cộng hơn 818 dự án FDI cấp mới đăng ký đầu tư vào các Khu công nghiệp, ghi nhận mức tăng khá lớn về số lượng dự án so với cùng kỳ năm trước (tăng 56% so với năm 2022) và tổng vốn đầu tư thu hút cũng tăng mạnh (tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022). Có thể thấy thu hút đầu tư FDI công nghiệp là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua, làm đòn bẩy vững vàng để năm 2024 tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam hơn nữa.

Tại thời điểm 6 tháng cuối năm, nhìn chung cả 3 khu vực đều thu hút các dự án FDI nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 cả về số lượng và tổng vốn đầu tư. Đặc biệt tại khu vực miền Bắc, tổng vốn đầu tư các dự án của 6 tháng cuối năm tăng gần 2 lần so với nửa đầu năm 2023, bên cạnh đó số lượng dự án tại khu vực này cũng tăng mạnh đáng kể hai quý cuối năm. Xét riêng khu vực miền Nam, số lượng dự án FDI trong Quý 3 tăng mạnh hơn so với các quý còn lại nhưng quy mô tổng mức đầu tư lại khá thấp. Còn tại khu vực miền Trung, số lượng dự án đầu tư trong nă mặc dù không quá nhiều nhưng cũng theo xu hướng tăng vào hai quý cuối năm.

Trong cả năm 2023, Bắc Ninh đang là tình thành thu hút nhiều dự án FDI cấp mới nhất trên cả nước. Tuy là tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất cả nước (chỉ chiếm 0.15% diện tích cả nước nhưng chiếm tới 13% thị phần thu hút dự án đầu tư). Bắc Ninh đã cho thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển vượt bậc khi thu hút được đông đảo các nhà đầu tư FDI tham gia vào sản xuất, là điểm sáng về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngược lại với các dự án thuê nhà xưởng thì tỷ trọng các dự án thuê đất lại có chiều hướng giảm vào nửa đầu năm 2023 và tăng mạnh vào thời điểm cuối năm. Xét riêng Quý 3 và Quý 4, sự lựa chọn loại hình thuê đất được thể hiện rõ hơn khi số lượng dự án tại hai Quý này tăng vượt trội so với các Quý khác trong năm 2022 và 2023. Mặc dù một phần do số lượng dự án vào Việt Nam hai Quý cuối năm tăng cao nhưng không thể phủ nhận sự ưa chuộng loại hình thuê đất của các Chủ đầu tư. Điều này cho thấy xu hướng dịch chuyển Điện tử vẫn là ngành nghề thuê đất nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi, đối với ngành Điện tử các Chủ đầu tư vẫn có xu hướng lựa chọn loại hình nhà xưởng nhiều hơn.

Trong năm 2023, chúng tôi ghi nhận điện tử là ngành nghề có nhiều dự án FDI đăng ký cấp mới nhất. Trong đó đặc biệt thu hút và hình thành chuỗi cung ứng liên kết ở khu vực phía Bắc. Có thể thấy điện tử vẫn là ngành thu hút mũi nhọn vào Việt Nam trong năm vừa qua. Với định hướng thu hút ngành nghề công nghệ cao, chiến lược của Chính phủ trong năm 2024 dự báo điện tử vẫn sẽ là ngành thu hút nhiều vào Việt Nam do nhu cầu về các sản phẩm ứng dụng sản phẩm ngành điện tử (đặc biệt là linh kiện, cụm linh kiện) đang ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến công nghệ và sản phẩm linh kiện điện tử phục vụ cho các ngành năng lượng tái tạo, sản xuất thiết bị y tế, v.v. Khu công nghiệp Cẩm Điền-Lương Điền ở Hải Dương là khu công nghiệp thu hút nhiều dự án nhất trong năm 2023.

Các dự án xây dựng mới là các dự án đầu tư xây dựng của Nhà đầu tư lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Dự án xây dựng mở rộng bao gồm các dự án mở rộng hoặc dự án xây tại địa điểm khác của các nhà đầu tư hiện hữu trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó số lượng các dự án xây dựng mới lớn hơn về mặt số lượng so với các dự án xây dựng mở rộng (nhiều hơn khoảng 17%). Xét về khía cạnh quy mô vốn đầu tư, các dự án xây dựng mở rộng lại có tổng mức đăng ký đầu tư nhiều hơn khoảng 22% so với dự án xây mới. Các dự án xây dựng mở rộng do vậy có mức đầu tư trung bình mỗi dự án cao hơn so với các dự án xây mới. Tuy nhiên các mức chênh lệch giữa hai loại hình chủ đầu tư này không quá lớn, Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư hấp dẫn của cả các nhà đầu tư mới và hiện hữu.

Số lượng dự án tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc. Số lượng dự án tại miền Trung mặc dù ít hơn ở khu vực miền Nam, tuy nhiên miền Trung có đặc thù là nơi đầu tư của một số dự án DDI vốn lớn mảng hóa chất, khai thác và sản xuất kim loại hay các dự án nhà máy nông nghiệp công nghệ cao  đã đẩy quy mô vốn đầu tư của các dự án tại khu vực này cao hơn ở miền Nam. Mặc dù vậy đa số các dự án ở khu vực này là dự án DDI, lợi thế về quỹ đất còn rộng, giá thuê thấp là một trong những lý do giúp khu vực này thu hút các dự án DDI vốn lớn.

Đọc báo cáo tóm tắt chi tiết tại đây!

Nguồn: HOUSELINK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo