Vai trò thiết yếu của quản trị rủi ro đối với các công ty

Thiết lập quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đã trở thành một khâu thiết yếu để phòng tránh những biến cố và hỗ trợ việc đưa ra quyết định tốt hơn.

Trong thế giới đầy biến động và bất ổn như hiện nay, khái niệm quản trị rủi ro chính vì thế đã trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Rủi ro là nguyên nhân chính gây ra những biến động trong kinh doanh, và nó có thể đến từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp.

Rủi ro nội bộ bao gồm những hoạt động không tuân thủ quy trình, tiết lộ thông tin nội bộ, rủi ro vận hành, … Rủi ro bên ngoài là những rủi ro không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp, bao gồm rủi ro về mặt chính trị, tỷ giá, lãi suất, …

Chính vì thế, quản lý rủi ro không chỉ dựa vào các báo cáo, kiểm toán, … bởi vì chúng chỉ là phần nổi của một tảng băng. Quản trị rủi ro trên tất cả là “phương pháp mang tính hệ thống và logic nhằm xác định bối cảnh, nhận diện, phân tích, đánh giá, xử lý, kiểm soát và trao đổi về những rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất cũng như tối đa hóa cơ hội” (1).

Rủi ro không thể nào triệt tiêu hoàn toàn được. Nó sinh trưởng cùng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, thì rủi ro mà doanh nghiệp đó phải đối mặt càng cao. Bởi vậy, các quy trình quản trị rủi ro mạnh mẽ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia.

Quản trị rủi ro nhà cung ứng là quy trình phổ biến nhất. Khi ta lựa chọn hợp tác với một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc ta thu nhận thêm rủi ro của doanh nghiệp đó. Các công ty cần xác nhận sự đáng tin cậy và uy tín của nhà cung ứng và chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những rủi ro hoạt động hay vấn đề tiềm tàng của đối tác.

Nghiên cứu gần đây thực hiện bởi Procurement Leaders (Lãnh đạo thu mua) cho thấy “25% các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi sự suy sụp tài chính của nhà cung ứng trong một năm vừa qua. Đáng chú ý là, mặc dù vậy, 22% các doanh nghiệp thậm chí không có báo cáo tài chính cơ bản của các nhà cung ứng chính của mình(2). Con số này cho thấy vai trò quan trọng của việc lượng hóa mức độ rủi ro của nhà cung ứng, từ đó các công ty có thể xếp hạng đối tác và  căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cuối cùng.

Mức độ rủi ro nhà cung ứng phụ thuộc vào vai trò của đối tác đó trong chuỗi cung ứng. Nếu một nhà cung ứng nhỏ bị phá sản thì ảnh hưởng là không đáng kể. Ngược lại, nếu đó là trường hợp của một nhà cung ứng lớn cho 1 nguyên liệu chủ đạo thì thiệt hại sẽ vô cùng lớn lao. Procument LeadersTM chỉ ra rằng “mất 1 khách hàng làm mất đi của bạn 1% doanh thu và doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng tiền. Mất 1 nhà cung ứng chiến lược là mất đi 1% giá trị hàng hóa và dây chuyền sản xuất bị ngưng đọng, ảnh hưởng lớn tới doanh thu và gây thiệt hại tới uy tín của doanh nghiệp khi không thực hiện đúng hạn giao hàng với khách hàng của mình”. (3)

Đánh giá rủi ro doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính đến các yếu tố khác nhau của doanh nghiệp, bao gồm các nhân tố tài chính như lợi nhuận, thanh khoản, nợ, và các nhân tố phi tài chính như thời gian hoạt động, kinh nghiệm quản lý, quy mô nhân viên, v.v. Tầm quan trọng của mỗi nhân tố trong mô hình không giống nhau, do đó chỉ số rủi ro được tính toán từ việc tổng hợp các nhân tố này theo các hệ số khác nhau, nhân tố nào càng quan trọng thì có hệ số càng cao. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả đánh giá rủi ro cuối cùng từ bên thứ ba như là một nguồn tham khảo đáng tin cậy trước khi đưa ra quyết định kinh doanh.

Các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia thường có bộ phận quản trị rủi ro riêng thực hiện quy trình này. Điều này đòi hỏi các nguồn lực cần thiết và chi phí cao, điều mà đôi khi các doanh nghiệp nhỏ hơn không có đủ điều kiện để áp dụng. Chính vì thế, việc thuê bên thứ ba hiện nay đang trở thành xu thế mới giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong khi bảo đảm đánh giá nhất quán và có quy chuẩn. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang ưa chuộng sử dụng phương án này. Bên thứ ba là bên có chuyên môn riêng trong lĩnh vực này, họ có quy trình nghiệp vụ đã được chuẩn hóa và kiểm chứng để xác minh thông tin và đánh giá rủi ro. Do đó doanh nghiệp có thể tin tưởng vào các đánh giá và đề xuất của họ.

Hiện đã có nhiều người chơi tham gia thị trường quản trị rủi ro đến từ cả trong nước và quốc tế. Cùng lúc đó, thông tin doanh nghiệp đang tràn ngập thị trường từ cả nguồn chính thống và không chính thống. Câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp chính là nên lựa chọn bên thứ ba nào đáng tin cậy và ít rủi ro nhất khi sử dụng dịch vụ của họ?

Câu trả lời là nên chọn các đối tác có mặt trên toàn cầu và đáng tin cậy để đưa ra các đánh giá không thiên lệch, nguồn dữ lệu chính thống, và các công cụ đã được kiểm chứng hiệu quả trong việc đánh giá nhà cung cấp.

CRIF, cùng với Dun and Bradstreet, là nhà cung cấp thông tin doanh nghiệp toàn cầu với bề dày kinh nghiệm và hệ phương pháp đánh giá rủi ro mạnh mẽ. CRIF đã thiết lập một cách tiếp cận mới với thông tin doanh nghiệp căn cứ vào bối cảnh hiện tại là các quyết định và rủi ro dựa trên nền tảng thông tin dồi dào và phức tạp, liên tục thay đổi và cập nhật. Điều này có nghĩa là cần phải tạo ra một hệ sinh thái các dữ liệu được kết nối với nhau và có thể chuyển hóa thành các thông tin cụ thể cho các quy trình đánh giá khác nhau.

Quá trình xác minh của CRIF bảo đảm thông tin được sử dụng là đáng tin cậy,  chính xác, kịp thời và hoàn thiện, và cho phép các doanh nghiệp dùng các đánh giá này là nguồn tham khảo để đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Mạng lưới CRIF và Dun & Bradstreet có mặt trên toàn cầu và các doanh nghiệp hoàn toàn có thể dử dụng dịch vụ và đánh giá của họ một cách nhất quán ở nhiều quốc gia khác nhau. Đây chính là giải pháp cho việc thực hiện thẩm định chi tiết (due diligence) nhà cung ứng, doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin đúng, nên họ có thể nhận thấy rủi ro tiềm tàng trong chuỗi cung ứng của mình và hành động kịp thời.

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới trở nên phẳng hơn, các doanh nghiệp trong nước ngày càng tham gia chặt chẽ hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và thu lợi từ bối cảnh phát triển mới này. Nhưng cùng lúc đó chuỗi cung ứng thế giới cũng hàm chứa nhiều rủi ro, bao gồm biến động giá cả, cung ứng gián đoạn, biến động tỷ giá, những rủi ro tài chính, pháp luật, và uy tín của bên thứ ba trong chuỗi cung ứng… Doanh nghiệp cũng cần theo dõi những nơi mà rủi ro cao hay xảy ra, bởi vì xác định rủi ro sớm đồng nghĩa với khả năng ứng phó nhanh hơn trong cuộc cạnh tranh.

Khái niệm quản trị rủi ro vẫn còn khá mới với các doanh nghiệp bản địa tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà kinh doanh phần lớn dựa trên các mối quan hệ. Tuy nhiên, khi mà đất nước đang hướng ra kinh doanh với thế giới, những khái niệm và quy trình mới khi giao thương quốc tế cần được học hỏi và áp dụng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nếu có bất cứ rủi ro nào xảy ra.

Trích dẫn nguồn:

(1) http://www.dmp.wa.gov.au/Safety/Why-is-risk-management-important-4715.aspx

(2) Một ấn bản của Procurement LeadersTM liên kết với CreditRiskMonitor.

(3) Một ấn bản của Procurement LeadersTM liên kết với CreditRiskMonitor

Để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các giải pháp quản trị rủi ro cho doanh nghiệp của mình, xin vui lòng liên hệ:

Crif D&B Vietnam LLC

Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, Quận 3, tp. HCM.

Hotline: 028 3911 7288

Crif D&b Vietnam LLC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo