Chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp xây dựng tới thị trường nước ngoài – Bài toán khó cần người tiên phong

Đóng góp hơn 350 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế, chiếm 5,94% cơ cấu GDP của cả nước (năm 2019), ngành xây dựng Việt Nam hội tụ đủ điều kiện và tiềm năng để tiếp cận thị trường nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp xây dựng, với tư cách là một phần không thể thiếu trong chiến lược thị trường, sẽ phải phát huy vai trò thế nào để mang lại hiệu quả cho một ngành dịch vụ vốn truyền thống và đặc thù như ngành xây dựng khi mở rộng thị trường mới?

“Chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp xây dựng: Cần hay không?” 

Các doanh nghiệp xây dựng có sản phẩm đặc thù và có đối tượng khách hàng khá hẹp và không tập trung, tìm được khách hàng mới rất khó. Mục tiêu mũi nhọn khi tiếp thị trong lĩnh vực này là chứng minh được sự tin cậy, uy tín, chuyên nghiệp, cam kết trong hồ sơ năng lực doanh nghiệp. Vì vậy xưa nay các doanh nghiệp xây dựng vẫn tin tưởng và trung thành với cách làm trực tiếp (direct sales), tận dụng mối quan hệ cá nhân để thuyết phục khách hàng mới.

Với sự hỗ trợ đắc lực của tiếp thị kỹ thuật số hiện nay, phương pháp tiếp thị truyền thống sẽ thành công hơn khi có 1 chiến lược truyền thông tốt. Cách làm mới sẽ không thể thay đổi hoàn toàn cục diện vấn đề nhưng một chiến lược truyền thông là điều mà các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nên cân nhắc thực hiện trong tương lai gần.

Truyền thông có sức mạnh riêng của nó, hình ảnh và thông tin về các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam xuất hiện trên các kênh truyền thông, đóng góp vào quảng bá thương hiệu và dịch vụ tốt hơn tới các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy bài toán chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp xây dựng nên được giải như thế nào khi khái niệm này còn quá mới mẻ trong ngành?

Bài toán “Chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp xây dựng” chưa được giải đáp

Bức tranh truyền thông nói chung dành cho ngành còn rất mờ nhạt, thiếu định hướng và người tiên phong. Chưa tìm được kênh thông tin phù hợp và đáng tin cậy cũng khiến cho bài toán bí cách giải quyết và không được xem xét thực hiện vì còn nhiều cái khó. Vì vậy không khó hiểu khi nói truyền thông ít được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chú trọng. 

Khó nhưng không có nghĩa là không có cách, doanh nghiệp nên chủ động tìm hướng đi cho riêng mình nếu mong muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài. Các kênh truyền thông có thể kể đến như ngoại giao thương mại, kênh báo chí, truyền hình, phát thanh đối ngoại, mạng xã hội, tạp chí chuyên ngành nước ngoài, xúc tiến sự kiện, triển lãm.

Bên cạnh đó, xác lập hệ thống chiến lược nội dung để truyền thông bao gồm điểm mạnh, lợi thế, sự khác biệt, thành tích hay sự cam kết và đánh giá tích cực của đối tác đã hợp tác một cách thống nhất và xuyên suốt trên nhiều kênh truyền thông phù hợp tới từng đối tượng sẽ mang lại hiệu quả tổng hợp. 

HOUSELINK chia sẻ:

Từ những vấn đề của các doanh nghiệp trong lĩnh vực, cũng như đòi hỏi một sân chơi chung cho doanh nghiệp tự tạo dấu ấn cho riêng mình trong một cộng đồng uy tín, HOUSELINK với vai trò nhà kết nối và tư vấn phát triển một cộng đồng ngành chất lượng đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp:

1. Mỗi doanh nghiệp tự phát triển những kênh truyền thông nội tại riêng (owned media) để bổ trợ đăng tải và tự quảng bá mình không chỉ thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. 

2. Doanh nghiệp chủ động tham gia cộng đồng hữu ích, chất lượng để quảng bá chính mình với cộng đồng.

3. Liên kết với các đơn vị kết nối truyền thông chuyên nghiệp am hiểu lĩnh vực, kết nối xúc tiến thương mại quốc tế trong ngành.

Những thông tin và chia sẻ trên nằm trong khuôn khổ tọa đàm: “Nhận diện chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp xây dựng trong thời đại 4.0” – do HOUSELINK tổ chức với sự tham gia của vị chuyên gia tư vấn, đào tạo Truyền thông, Marketing – PGS.TS Vũ Quang Hào, cùng nhiều lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Việt Nam là thành viên của HOUSELINK.

houselink.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo