Báo cáo xây dựng công nghiệp Việt Nam 2022

Năm 2022 Việt Nam đạt những con số ấn tượng về GDP từng Quý cao nhất trong năm năm trở lại đây (Quý 2 GDP đạt 7.72% và Quý 3 đạt 13.67%). Đây là những con số phản ảnh tốc độ hồi phục và tăng trưởng vô cùng tốt sau khi trải qua những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua của Việt Nam. Tuy nhiên sang Quý 4/2022, nếu như mọi năm Quý 4 là thời điểm bùng nổ nhất trong năm về tăng trưởng kinh tế thì năm 2022, chỉ số GDP Quý 4 lại giảm xuống chỉ còn 5.92%, không còn tăng mạnh như những Quý trước đó. Đây là kịch bản đã được dự đoán từ trước tình hình kinh tế thế giới đối mặt nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam . Tính chung cả năm 2022 GDP tăng trưởng mức 8.02%. Dự báo với những khó khăn và thách thức như hiện nay, GDP năm 2023 sẽ cán mốc 6.5%.

Tổng giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022 đạt khoảng 27.72 tỷ USD. Có thể thấy tổng vốn đăng ký của các loại dự án cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần bị giảm khoảng 11% so năm 2021 và thấp nhất trong cùng kỳ các năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do FDI thế giới giảm mạnh, những vấn đề xung đột địa chính trị và kinh tế dẫn tới sụt giảm lượng vốn đầu tư nước ngoài.

Theo dữ liệu IIP ghi nhận mức tăng khá trong năm 2022 (tăng 7,8% so với năm 2021), hoạt động sản xuất công nghiệp nhìn chung vẫn đang tiếp tục trên đà hồi phục và tăng trưởng. Chỉ số IIP của các nhóm ngành lớn đều có xu hướng tăng khá bao gồm: ngành khai khoáng tăng 5,5%, ngành chế biến-chế tạo tăng mạnh nhất (8%), ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7%, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải cũng đạt mức tăng trưởng với 6,4%.

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra thời điểm đầu năm 2022 đã đẩy giá sản phẩm ngành năng lượng tăng mạnh đột biến không những trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê (TCTK), chỉ số giá nhập khẩu nhiên liệu trong năm 2022 đạt mức cao ( tăng 35% so với thời điểm cùng kỳ), tuy mức tăng có giảm so với năm 2021 nhưng mức giảm không đáng kể. Và theo như dự báo giá năng lượng trong thời gian tới vẫn chưa có dấu hiệu giảm khi chiến sự giữa hai nước vẫn đang rất căng thẳng. Việc tăng giá nhập khẩu nhiên liệu đã kéo theo giá nguyên vật liệu xây dựng trong năm 2022 cũng tăng (gần 7%). Đây cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2019 tới nay.

Thực trạng đầu tư các dự án công nghiệp Việt Nam 2022

Số lượng dự án cấp mới năm 2022 ít hơn 3% so với năm 2021. Tuy nhiên lượng vốn thu hút lại nhiều hơn 27% so với năm 2021. Chúng tôi nhận định đây là tình trạng chung của nhiều quốc gia, và là hệ quả của việc kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm vừa qua. Đặc biệt khi dòng vốn FDI thế giới cũng có xu hướng giảm. Mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ khó khăn hơn năm 2022 do tình hình vĩ mô thế giới chưa có nhiều chuyển biến tích cực rõ rệt Nhưng chúng tôi kì vọng với nỗ lực duy trì sự tăng trưởng ổn định của kinh tế vĩ mô cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư của chính phủ sẽ giúp cho việc kêu gọi đầu tư nguồn vốn FDI duy trì ổn định và tăng trưởng trở lại trong năm 2023.  

Năm 2022, các dự án thuê đất vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn dự án thuê xưởng. Nhưng tỷ lệ các dự án thuê nhà xưởng cũng đã tăng nhiều hơn so với thời điểm năm 2021. Tuy nhiên vốn đầu tư của các dự án thuê nhà xưởng vẫn ít hơn hẳn so với các dự án thuê đất. Các phân cấp nguồn vốn của hai loại hình thuê xưởng và thuê đất cũng có sự thay đổi trong năm 2022.

Điện tử, nhựa-cao su, da giày, kim loại, dệt may là top các ngành nghề thu hút đầu tư nhiều nhất trong năm 2022. Trong đó từng tỉnh lại thu hút những ngành nghề đặc trưng khác nhau.

Tổng quan tình hình triển khai dự án công nghiệp Việt Nam năm 2022

Trong khuôn khổ Báo cáo tình hình triển khai dự án công nghiệp tại Việt Nam năm 2022, HOUSELINK tập trung phân tích các dự án đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng (Chuẩn bị dự án, Thiết kế, Đấu thầu, Chọn nhà thầu chính) và các dự án đang triển khai thi công xây dựng dựa trên các tiêu chí: Loại hình xây dựng, Địa phương, Loại hình dự án, Hình thức đầu tư.

Trong năm 2022, các dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thiết kế chiếm số lượng cũng như tổng mức đầu tư lớn nhất trong số các dự án công nghiệp. Do chi phí nguyên vật liệu cũng như nhiên liệu tăng cao liên tiếp trong thời gian qua, dẫn tới chi phí xây dựng bị ảnh hưởng rất lớn, chưa kể tới việc đứt gãy nguồn cung khiến cho tâm lý các nhà đầu tư e ngại việc đầu tư, xây dựng dự án. Lượng dự án chuẩn bị xây năm 2022 tăng so với năm 2021 cũng cho thấy nguồn cung dự án có phần tăng trưởng tích cực hơn trong tương lai.

Tại thời điểm năm 2022, các dự án xây dựng mở rộng được triển khai thi công nhiều hơn. Các dự án mở rộng có lợi thế về sự hiểu biết và kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam đã cho thấy tốc độ triển khai nhanh hơn so với các dự án xây mới của các Chủ đầu tư mới.

Dự báo về nhu cầu các dự án tiềm năng chuẩn bị triển khai trong tương lai

Tiềm năng các dự án triển khai trong năm 2023 là khá lớn. Nhưng một vài dự án lớn thuộc các lĩnh vực năng lượng và trung tâm Logistics lại lùi thời gian triển khai sang năm 2024 và 2025. DDI vẫn là nguồn vốn chính chiếm phần lớn trong các dự án chuẩn bị triển khai.

Đọc báo cáo tóm tắt tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo