Báo cáo đầu tư- Ngành công nghiệp Bán dẫn Việt Nam 2023
Quy mô thị trường bán dẫn toàn cầu đạt 580 tỷ USD năm 2022 và dự kiến sẽ giảm nhẹ vào năm 2023 (557 tỷ USD) do suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột chính trị gia tăng, lạm phát cao và nhiều quốc gia áp dụng chính sách tăng lãi suất, nhu cầu giảm và hàng tồn kho dư thừa. Với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 6%, năm 2030 và 2040, dự kiến thị trường này sẽ đạt 837 tỷ USD và 1.499 tỷ USD nhờ sự phát triển của các ứng dụng sản phẩm như điện tử, ô tô, trí tuệ nhân tạo, v.v.
Hoa Kỳ đứng đầu thị trường bán dẫn toàn cầu. Năm 2021, Hoa Kỳ nắm giữ 46% thị phần toàn cầu. Tiếp đến lần lượt là Hàn Quốc và Nhật Bản, với 19% và 9% thị phần thị trường. Các thị trường đáng chú ý khác gồm Châu Âu, Đài Loan. Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
Chỉ trong 2 năm, từ năm 2021 đến 2022, thế giới đã chứng kiến sự đầu tư mạnh mẽ tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp bán dẫn với ước tính khoảng 155 tỷ USD. Đây là mức vốn FDI cao nhất ngành này trong vòng 20 năm qua. Số vốn FDI được đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đã giảm đáng kể (Trung Quốc chỉ chiếm 3% vốn FDI trong ngành công nghiệp bán dẫn năm 2020). Bên cạnh đó còn có sự tăng trưởng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hòa Kỳ và một số quốc gia khác như Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Malaysia và Ireland.
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Pháp và Nhật Bản là những quốc gia nhập khẩu lớn nhất về linh kiện bán dẫn trên thế giới. Trong khi đó, Đài Loan và Hàn Quốc là những quốc gia xuất khẩu lớn nhất. Sự tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu đã tiếp tục tăng từ năm 2019, tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng vào năm 2022 đã giảm nhẹ do nhu cầu đối với các thiết bị ứng dụng.
Trong năm 2022, Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất. Năm 2023, dự kiến tỷ lệ tăng trưởng GDP sẽ giảm sút. GDP Quý 2/2023 đã cải thiện so với Quý 1 cùng năm (lần lượt là 3.32% và 4.14%).
Tháng 6 năm 2023, Việt Nam xếp thứ 4 trong số các nước chấu Á xuất khẩu bán dẫn vào Hoa Kỳ, sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việt Nam có tiềm năng thu hút các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Số lượng các dự án trong ngành công nghiệp bán dẫn được đầu tư tại Việt Nam không nhiều, chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế chip và phần mềm. Từ năm 2015 đến nay, loại hình dự án đã đa dạng hóa với sự xuất hiện của các loại hình khác như sản xuất chip cấp thấp và đi-ốt, các dự án nguyên liệu thô.
Các dự án bán dẫn được triển khai ở cả 3 khu vực, chủ yếu tập trung ở miền Nam và miền Bắc. Hoa Kỳ đứng đầu trong danh sách các nước đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam.
Khu vực phía Bắc hiện đang thu hút đầu tư nhiều loại dự án khác nhau hơn so với các khu vực khác. Với lợi thế có chuỗi cung ứng điện tử hoàn chỉnh và nguồn nhân lực dồi dào trong ngành công nghiệp điện tử, các dự án sản xuất cũng tập trung nhiều hơn ở khu vực này so với miền Trung và miền Nam. Ngoài ra, miền Bắc cũng là nơi tập trung các dự án thiết kế, nghiên cứu và phát triển (R&D,… Các dự án nổi bật của miền Bắc bao gồm dự án sản xuất và R&D của Samsung).