Ngành xây dựng đang bão hòa? Chiến lược Đại dương xanh dành cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
Sau tốc độ tăng trưởng đạt đỉnh điểm ở mức 10,4% vào năm 2016, ngành xây dựng dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng không vượt trội như các năm trước đó. Trước bối cảnh tăng trưởng ngành chững lại, câu hỏi đặt ra “Ngành xây dựng đang bão hòa?”
Câu trả lời sẽ được giải đáp dựa trên phân tích của tác giả từ đó tìm ra giải quyết bài toán “Chi phí – Lợi nhuận” cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành xây dựng thích nghi với giai đoạn thử thách này.
Ngành xây dựng đang bão hòa?
Để trả lời câu hỏi trên, hãy nhìn vào những con số thực tế của ngành những năm qua.
Năm 2016, ngành xây dựng chứng kiến mức tăng trưởng 10,4% so với năm 2015, giá trị sản xuất toàn ngành xây dựng ước đạt khoảng 1.089,3 nghìn tỷ đồng. Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2016 đạt khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,19 % GDP cả nước (năm 2015 chiếm 5,97% GDP).
Năm 2017, là năm bứt phá ngoạn mục của ngành xây dựng với việc đóng góp 6,3% vào tổng giá trị GDP của năm, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng đạt 8,7% so với năm 2016.
Năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành xây dựng tăng 9,02%, cao hơn mức tăng GDP bình quân cả nước là 7,08%. Năm 2019 vừa qua, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 9-9,2%, vượt qua mục tiêu đề ra nhờ sự tăng trưởng vượt trội nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI trong năm qua.
Dựa vào mức độ tăng trưởng, một mặt, ngành xây dựng dự báo đang có dấu hiệu bước vào giai đoạn “trưởng thành” trong vòng đời của mình do xây dựng nhà ở, nhà thương mại và cơ sở hạ tầng kém khả quan. Tuy nhiên, với vị thế là một ngành chiếm tỷ trọng thứ 2 tổng GDP cả nước, triển vọng tăng trưởng ngành vẫn rất sáng sủa và sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ xây dựng công nghiệp tăng mạnh đi cùng dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ về và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung thu hút làn sóng dịch chuyển sản xuất của các tập đoàn lớn tại Trung Quốc sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng trở nên “chật chội” với nhiều đối thủ, bị phân mảnh cao do tính chất hoạt động và cơ sở khách hàng. Cạnh tranh trong ngành khốc liệt, sức ép giá đến từ chủ đầu tư dự án; và đặc biệt, môi trường pháp lý thắt chặt; đang là những rào cản lớn mà ngành phải đối mặt. Sự gia tăng số lượng công nhân, kết hợp với sự tăng trưởng thấp hơn trong giá trị của ngành, kéo tốc độ tăng trưởng trong năng suất ngành đi xuống.
Biến động trong doanh thu của ngành không đáng kể. Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty xây dựng có xu hướng giảm do giá nguyên vật liệu tăng mạnh và cạnh tranh gay gắt khiến biên lợi nhuận gộp hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều giảm.
Báo cáo xu hướng sản xuất – kinh doanh ngành xây dựng quý IV và dự báo quý I/2020 do Tổng cục Thống kê công bố cho biết, với số lượng mẫu khoảng 6.200 doanh nghiệp, đại diện cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp có hoạt động xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tới 33,0% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn so với quý III/2019. Dự báo quý I/2020, chỉ có 23,5% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất – kinh doanh tốt hơn, 40,5% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 36,0% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Con số này cho thấy, doanh nghiệp ngành xây dựng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyên nhân có thể do tình trạng cạnh tranh trong ngành xây dựng ngày càng mạnh, thị trường bất động sản chững lại, hoặc là việc kiểm soát chi phí công ty đang thực hiện không tốt.
Tựu trung lại, từ những tín hiệu trên cho thấy, ngành xây dựng đang chuyển mình từ giai đoạn “Tăng trưởng chất lượng’” sang “Trưởng thành”. Và trong bối cảnh đặc biệt này, các công ty hoạt động trong ngành xây dựng, sẽ phải loay hoay tìm cách đối mặt những thách thức trước mắt.
Khác biệt với thị trường trong giai đoạn đầy thách thức
Different or Die/ Khác biệt hay là chết nhưng doanh nghiệp vẫn loay hoay mãi vẫn không biết làm gì để khác biệt. Đối mặt với giai đoạn thách thức, chiếm ưu thế trên thị trường là điều tất yếu nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực vượt mặt với các ông lớn trong ngành.
“Cái khó ló cái khôn”, khác biệt thì không nhất định cứ phải cần “lắm tiền trường vốn”. Cách thu hút khách hàng hiệu quả và tự nhiên nên được ưu tiên. Hơn hết, đó là trở nên khác biệt với đối thủ cùng phân khúc, ghi dấu sự độc đáo giữa thị trường.
Thứ nhất, khác biệt trong mô hình kinh doanh
Trong một thế giới ngày càng quá tải thông tin, để được khách hàng chú ý bạn cần phải khác biệt. Đã đến lúc dừng bắt chước để tạo điều kiện sáng tạo. Giữa ma trận cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, cạnh tranh giá thành, tốc độ,… doanh nghiệp nên chọn hướng đi khác biệt trong mô hình kinh doanh, làm cho việc cạnh tranh trở nên không cần thiết. Đồng nghĩa doanh nghiệp phải có bước nhảy vọt về giá trị, mang lại sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cho cả người mua và chính mình.
Những công ty chọn cho mình hướng phát triển doanh nghiệp khác biệt là vũ khí cạnh tranh bền vững, tập trung phát triển những ưu thế đang vượt trội của mình so với đối thủ. Hãy đánh giá lại doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Xem doanh nghiệp của bạn đang tạo ra giá trị gì cho xã hội (sứ mệnh, mission), muốn trở thành ai trong xã hội (tầm nhìn, vision), và để trở thành ai đó thì đã vạch đường đi như thế nào (chiến lược, strategy). Chưa hiểu rõ về mình, về sản phẩm của mình thì đừng nói đến khác biệt.
Sự biết rõ mình đang có gì (resources), đang làm gì (value), làm cho ai (customer), và cần phải đưa ‘value’ này đến với ‘customer’ như thế nào (marketing, distribution) chính là yếu tố tiên quyết để có thể tìm ra cơ hội khác biệt hóa – điều bắt buộc nếu muốn được khách hàng nghe thấy trong thời đại ngày nay – mở mắt ra là ngộp thở với thông tin mới.
Thứ hai, là sự khác biệt trong chiến lược
Cụ thể là khác biệt trong việc xác định mục tiêu và con đường đi đến mục tiêu, cách tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Với ngành xây dựng khá đặc thù, đối tượng khách hàng khá hẹp và không tập trung, để tìm được nguồn khách hàng mới là điều rất khó.
Sự cạnh tranh khiến cho biên độ lợi nhuận ngành ngày càng xuống thấp, doanh nghiệp đi theo lối mòn tiếp cận khách hàng truyền thống đương nhiên sẽ bị bỏ lại phía sau trong khi những doanh nghiệp mới năng động tìm kiếm lối đi mới sẽ nhanh chóng mở rộng quan hệ và chiếm thị phần.
Xây dựng chiến lược tạo ra một thị trường không cạnh tranh, làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết bằng cách tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới. Còn việc của doanh nghiệp là đừng đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp, hãy đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.
Trong thời đại công nghệ đang gõ cửa mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, tận dụng công nghệ đang là hướng đi khôn ngoan và thức thời dành cho doanh nghiệp xây dựng. Khả năng tiếp cận khách hàng không giới hạn, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ không biên giới, tương tác khách hàng dễ dàng bất cứ khi nào là lợi thế của ứng dụng công nghệ vào ngành xây dựng.
Thứ ba, khác biệt về tính năng
Quy luật cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để giành ưu thế so với đối thủ của mình. Kết quả là kẻ mạnh cả về khả năng vật chất và trình độ kinh doanh sẽ là người chiến thắng.
Vì đó, khác biệt tính năng được xếp vào cấp thấp nhất vì đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt và bắt chước nó. Không ngừng đổi mới và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ là việc làm cần thiết liên tục, nhưng không phải là mũi nhọn hàng đầu để trở nên nổi bật.
Đi tìm “Đại dương xanh” – Cạnh tranh bằng cách không cạnh tranh
“Đừng cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại. Hãy tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.” – Chiến lược Đại dương Xanh, W. Chan Kim và Renée Maborgne.
“Đại dương xanh được xác lập bởi những khoảng thị trường chưa được khai thác bởi những cơ hội mới được tạo ra và cơ hội cho sự tăng trưởng mang lợi nhuận cao. Một số đại dương xanh được tạo ra bên ngoài ranh giới ngành, nhưng hầu hết được tạo ra từ bên trong những đại dương đỏ bằng cách mở rộng ranh giới hiện tại của ngành… Trong đại dương xanh, sự cạnh tranh là không cần thiết bởi vì luật chơi còn chưa được thiết lập.”
Thay vì “đổ máu” để cạnh tranh với đối thủ, doanh nghiệp cần đi tìm cho mình một “đại dương xanh” – nơi hiện diện một thị trường mới rộng mở, đi kèm với sự tiện lợi và giảm thiểu chi phí bỏ ra. Điều này là thách thức nhưng là cách dễ dàng thực hiện nhất trong thời đại nhà nhà người người là doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực xây dựng đặc thù, làm cách nào có thể xây dựng chiến lược bơi ra “biển lớn” một cách dễ dàng?
Vạch lại ranh giới thị trường. Khảo sát các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành và mở rộng thị trường khách hàng tiếp cận
Các doanh nghiệp xây dựng thường thu về các mối kinh doanh qua cách thức truyền thống là sử dụng mối quan hệ cá nhân. Doanh nghiệp mới nhảy vào thị trường chắc chắn sẽ bị hạn chế bởi mối quan hệ “bằng hữu lâu năm” đã được thiết lập của các chủ dự án.
Nếu như doanh nghiệp vẫn đi theo lối mòn cũ chắc chắn không thể cạnh tranh nổi trên “đại dương đỏ” chật chội. Vậy làm cách nào để phát triển kinh doanh, không bị lọt thỏm giữa ma trận tường thành vững chắc. Hãy vạch lại ranh giới thị trường sản phẩm của bạn, đánh giá đối thủ và tìm hướng tiếp cận đối tượng khách hàng khác biệt.
Trong kỷ nguyên 4.0, ứng dụng công nghệ vào kết nối và tăng hiệu quả tiếp cận thị trường khách hàng mới là một xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, họ dễ dàng có được thông tin khách hàng chính xác, kịp thời mà không cần sử dụng đến các nguồn lực của nhân sự.
Với hệ sinh thái nền tảng công nghệ HOUSELINK cung cấp mọi tiện ích trong chuỗi cung ứng ngành xây dựng “All-in-one”, doanh nghiệp tìm hướng đi mới để tiếp cận khách hàng, bởi cộng đồng thành viên HOUSELINK là những đơn vị có uy tín trong ngành xây dựng, trải rộng khắp các đơn vị trong chuỗi cung ứng thị trường xây dựng như nhà đầu tư, nhà tổng thầu xây dựng, nhà thầu phụ, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà tư vấn xây dựng, kiến trúc,…
Sức hấp dẫn của đấu thầu trực tuyến và việc HOUSELINK gia tăng ứng dụng công nghệ kết nối cộng đồng và tiên phong trong cung cấp nhiều dịch vụ trong ngành cung ứng xây dựng Việt Nam là cơ hội cho các doanh nghiệp gia tăng tiếp cận những dự án xây dựng tư nhân, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầy tiềm năng.
Tập trung vào bức tranh lớn, thấu hiểu và đánh trúng tâm lý chủ đầu tư
Khi nguồn thông tin hằng ngày không ngừng được sản xuất, ai nhanh chân cập nhật nắm bắt thông tin sớm hơn sẽ là người dẫn đầu. Nắm được thông tin thị trường nhanh chóng và cập nhật tình hình liên tục là cách doanh nghiệp hiểu được thị trường, phân tích và dự báo diễn biến trong tương lai.
Khi có cái nhìn toàn cảnh, doanh nghiệp dễ dàng nhận định và hiểu được những nhu cầu của khách hàng đang tìm kiếm ở lĩnh vực đang kinh doanh và từ đó thay đổi mình, thích nghi để “gãi đúng chỗ ngứa” của thị trường cũng như tìm điểm giao thoa giữa sở trường và nhu cầu thị trường để tìm ra giá trị cốt lõi và tập trung vào nó.
Nhưng đa phần doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi chủ động tìm kiếm thông tin thị trường bởi họ không phải là những nhà phân tích và phát triển thị trường chuyên nghiệp. HOUSELINK với kinh nghiệm 10 năm trong ngành tư vấn phát triển thị trường, là đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp với những báo cáo thường niên sẽ mang đến cho các doanh nghiệp một nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác và dễ hiểu. Từ đó, các doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin liên tục để nắm bắt cơ hội và gia tăng khả năng trúng thầu.
Thiết lập trật tự ưu tiên về chiến lược: Chiến lược truyền thông – Marketing “đúng và trúng”
Giao tiếp thương hiệu xảy ra mỗi khi khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu của bạn. Các điểm tiếp xúc thương hiệu như logo, biểu tượng, truyền thông, quảng cáo, nhân viên,… sẽ kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng mới và giữ chân những khách hàng trung thành, góp phần vào việc định vị thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Để nâng cao hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất hình ảnh trên tất cả các kênh truyền thông của mình và mục tiêu truyền thông thương hiệu rõ ràng. Để có được một chiến lược truyền thông – Marketing đúng và trúng thì doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần đưa ra đó chính là chiến lược đó phải cung cấp đúng thông điệp vào đúng thời điểm cho đúng người. Có rất nhiều doanh nghiệp đã gặp sai lầm khi xác định tập đối tượng nhận tin truyền thông của mình. Do đó, dù có mạnh tay chi cho hoạt động truyền thông nhưng cũng không mang lại hiệu quả cao gây ra lãng phí về cả thời gian, tiền bạc và nguồn lực.
Thứ hai, doanh nghiệp cần chú ý là thương hiệu phải phát triển những cách đáng tin cậy để tiếp cận khách hàng của họ và nhận được thông điệp của họ.
Thứ ba, đó chính là xây dựng thông điệp thương hiệu nhất quán với truyền thông xã hội. Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm soát các kênh truyền thông để tránh trường hợp thông điệp không đi theo đúng chiến lược đề ra.
Thứ tư và cũng quan trọng không kém là luôn tập trung vào ‘thông điệp mục tiêu cốt lõi’ của bạn trong tất cả các chiến lược hay thông điệp truyền thông của doanh nghiệp.
Nhưng đa phần các doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng được một chiến lược truyền thông sao cho đúng và trúng. Với kinh nghiêm tư vấn phát triển thị trường cho doanh nghiệp xây dựng, HOUSELINK có sự am hiểu về thị trường và thấu hiểu insight khách hàng, để thực thi hóa chiến lược tiếp cận thị trường, tối ưu hóa hiệu quả và cung cấp nền tảng truyền thông rộng rãi, tăng phủ sóng thương hiệu tới cộng đồng ngành để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực để phát triển giá trị cốt lõi của mình.
Trước sự chuyển mình của ngành, doanh nghiệp không thể nằm ngoài làn sóng thích nghi mới. Doanh nghiệp nào phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt nắm bắt thời cơ đổi mới, dám đi con đường khác biệt để nổi bật chắc chắn sẽ hưởng trái ngọt.
Houselink.com.vn