Tiền đề một chiến lược truyền thông cho các doanh nghiệp ngành xây dựng

Một chiến lược truyền thông hiệu quả không chỉ giúp các doanh nghiệp xây dựng lan tỏa giá trị mà còn như thỏi nam châm thu hút khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các doanh nghiệp muốn hướng tới thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bài toán chiến lược đang là đề bài khó cho doanh nghiệp ngành xây dựng hiện nay. 

Chiến lược truyền thông là một phần không thể thiếu của chiến lược thị trường của một doanh nghiệp. Trong giai đoạn thị trường ngành xây dựng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp càng cần phải đẩy mạnh truyền thông một cách hiệu quả.

Chiến lược truyền thông là gì? Chiến lược truyền thông là hoạt động vạch ra mục tiêu và kế hoạch truyền tải tất cả thông điệp của doanh nghiệp qua các phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai để tiếp cận tới thị trường tiềm năng của mình.

Một chiến lược truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, nó giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi, để đạt được mục đích cao nhất là tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng.

Xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả gồm những hoạt động:

Xác định mục tiêu truyền thông:

Điều doanh nghiệp muốn đạt được qua chiến dịch truyền thông là gì? Mục tiêu truyền thông có thể là xây dựng hoặc tái định vị một hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ; giới thiệu một sản phẩm mới cùng những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng; uốn nắn những nhận thức lệch lạc về doanh nghiệp .v.v..

Đối với ngành giá trị lớn như ngành xây dựng, xác định mục tiêu truyền thông càng cụ thể ngay từ đầu thì càng tiết kiệm chi phí vận hành chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra và cũng là cơ sở để đo lường hiệu quả của một chiến lược truyền thông.

Xác định đối tượng mục tiêu:

Doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng tiếp nhận thông tin sẽ là ai? Chiến lược Truyền thông sẽ phục vụ 2 mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là hình thành và duy trì nhu cầu và sở thích cho sản phẩm, dịch vụ. Thứ hai là rút ngắn chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp.

Do đó, cần phân định rõ ràng 2 đối tượng khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi đối với từng phân khúc đối tượng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.

Xây dựng thông điệp định vị: 

Giữa ma trận thông tin và thông điệp mà doanh nghiệp nào cũng muốn chúng chiếm giữ được tâm trí khách hàng, doanh nghiệp xây dựng hãy chọn cho mình một định vị tốt, trúng tâm lý khách hàng và khác biệt so với thị trường, giúp bạn có cách tìm được con đường đi vào nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và lưu giữ ở đó lâu dài.

Bằng cách định vị thông điệp này, doanh nghiệp chủ động lựa chọn cho mình một vị trí và hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng.

Xây dựng chiến lược phương thức tiếp cận

Chiến lược truyền thông thành công như thế nào lại phụ thuộc vào nhận biết khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ đang hiện hữu ở đâu.

Khi biết khách hàng đang ở đâu, doanh nghiệp sẽ biết cách tiếp cận họ qua phương tiện nào tốt nhất, độ phủ cao và tiết kiệm chi phí.  Thông điệp đó có thể được truyền đến khách hàng bằng một phương tiện truyền thông đơn lẻ hoặc một tập hợp của nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, tuỳ vào đặc điểm khách hàng và thị trường, tuỳ vào khả năng.

Đo lường hiệu quả và hiệu chỉnh

Truyền thông phải mang lại hiệu quả trong kinh doanh, và do vậy cần phải được đo lường. Đo lường hiệu quả truyền thông bằng cách so sánh hiệu quả đạt được với mục tiêu truyền thông đề ra ngay từ đầu. Ngoài ra người ta còn so sánh chi phí phải bỏ ra giữa những phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể.

Với những số liệu từ hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược truyền thông của mình một cách phù hợp với mục tiêu truyền thông theo từng giai đoạn cụ thể.

Theo đuổi

Để hoàn thành mục tiêu định vị thương hiệu dễ đi vào lòng người hơn các đơn vị khác tham gia trên một thị trường là hoạt động không hề dễ dàng và nhanh chóng. Xây dựng một chiến lược truyền thông đòi hỏi sự am hiểu và sự kiên trì theo đuổi một chiến lược truyền thông lâu dài.

“Nhận diện chiến lược truyền thông cho các doanh nghiệp ngành xây dựng trong thời đại 4.0” là tọa đàm do HOUSELINK tổ chức với sự tham gia của vị chuyên gia tư vấn, đào tạo Truyền thông, Marketing – PGS.TS Vũ Quang Hào, cùng với sự tham gia của nhiều lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Việt Nam là thành viên của HOUSELINK sẽ cùng nhau thảo luận. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 20/02/2020, hứa hẹn sẽ cung cấp những chia sẻ thú vị, hữu ích dành riêng cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.
houselink.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo