Construction Professional #1: Phân biệt Sales Intelligence, Business Intelligence vs nền tảng Market Intelligence HOUSELINK
(HOUSELINK) – Mọi quyết định liên quan đến kinh doanh đều phải căn cứ trên phân tích dữ liệu thực tế. Doanh nghiệp làm cách nào để có nguồn dữ liệu chính xác cho việc đưa ra quyết định? Sales Intelligence, Business Intelligence và Market Intelligence là những công cụ mà doanh nghiệp Xây dựng cần biết và khai thác một cách hiệu quả.
Sales Intelligence, Business Intelligence và Market Intelligence đều là những mô hình hệ thống thông tin có tích hợp công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát thông tin, đánh giá đo lường thông tin từ đó chuyển hóa thành những dữ liệu hữu ích phục vụ công việc đưa ra quyết định liên quan đến kinh doanh.
Vậy 3 công cụ này khác nhau như thế nào? Nên khai thác công cụ nào trong mỗi quyết định của doanh nghiệp? Và làm thế nào để sử dụng chúng hiệu quả?
Cùng HOUSELINK làm rõ trong bài viết dưới đây!
Sales Intelligence (SI)
Sales Intelligence (SI) là hệ thống tích hợp công nghệ để thu thập, tích hợp, phân tích, xử lý dữ liệu khách hàng, giúp nhân sự sales tìm kiếm, theo dõi thông tin và phân tích hành vi khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Dữ liệu của Sales Intelligence (SI) dựa trên thông tin chi tiết về khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Thông tin được thu thập qua các hoạt động marketing và tìm kiếm khách hàng, dữ liệu khách hàng nội bộ và dữ liệu mở (open data).
Doanh nghiệp sử dụng Sales Intelligence để cải thiện chất lượng và số lượng sales Leads. SI hỗ trợ phát hiện cơ hội kinh doanh, cung cấp cho nhân sự Sales những thông tin cần thiết để khai thác và chuyển hóa thành khách hàng. Sales Intelligence có thể là hoặc bao gồm cả dữ liệu quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management).
SI cung cấp cái nhìn tổng quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ dành cho cho nhân sự kinh doanh (sales) và quản lý kinh doanh (sales manager) và bộ phận tiếp thị (Marketing). Công cụ cập nhật dữ liệu và hành vi khách hàng theo thời gian thực, hỗ trợ đưa ra thông tin hữu ích mang tính đề xuất cho các quyết định bán hàng. Dựa vào đó, việc nhận diện khách hàng và đưa ra quyết định hành động như up-sell, cross-sell, switch-sell có cơ sở xác thực.
Business Intelligence (BI)
Business Intelligence (BI) là một mô hình hệ thống có tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn khác nhau. Qua hệ thống này, doanh nghiệp có thể khai thác nguồn dữ liệu một cách hiệu quả, tạo ra những tri thức (knowledge) mới, giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động vận hành của mình.
BI được thiết kế để xoay quanh 3 hoạt động chính:
- Data Warehouse: Các công cụ sử dụng để chứa dữ liệu tổng hợp của doanh nghiệp.
- Data Mining: Các công cụ dùng để khai thác dữ liệu và phát hiện tri thức như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), phát hiện luật kết hợp (Association Rule), dự đoán (Prediction),…
- Data Analyst: Công cụ phân tích và mô hình hóa dữ liệu, giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược đối với hoạt động vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp.
Dữ liệu của BI có được từ các phần mềm quản lý bên trong doanh nghiệp khác như ERP, CRM, hay phần mềm kế toán,… Quá trình đưa dữ liệu từ hệ thống nguồn vào trong kho dữ liệu của hệ thống BI được gọi là ETL (Extract – Transform – Load).
BI là ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp phân tích hoạt động kinh doanh để đưa ra quyết định cải thiện vận hành tốt hơn. Thông qua việc cung cấp cái nhìn toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Vì vậy một hệ thống BI (BI System) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System – DSS).
Từ việc xác định vị trí và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phân tích hành vi khách hàng, giữ được khách hàng có giá trị và dự đoán khách hàng tiềm năng, xác định mục đích và chiến lược Marketing, dự đoán tương lai của doanh nghiệp, Business Intelligence hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.
Market Intelligence (MI) và nền tảng Market Intelligence HOUSELINK
Market Intelligence (MI) cung cấp dữ liệu toàn diện liên quan đến lĩnh vực, ngành hàng của doanh nghiệp – bao gồm xu hướng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng (khách hàng cũ, hiện tại, tiềm năng), sản phẩm,… Dữ liệu được thu thập, phân tích đặc biệt cho mục đích đưa ra quyết định chiến lược chính xác hơn trong nắm bắt cơ hội kinh doanh (market opportunity), thâm nhập thị trường (market penetrating) và phát triển kinh doanh (market development).
Dữ liệu Market Intelligence cập nhật theo thời gian thực (real-time) về những gì đang diễn ra trên thị trường, được thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp như tin tức thị trường, tin tức doanh nghiệp, khảo sát/nghiên cứu thị trường, truyền thông xã hội,… Dữ liệu MI hỗ trợ đánh giá tổng quan nhất toàn bộ thị trường đang vận hành như thế nào bao gồm: Competitive Intelligence, Product Intelligence, Market Understanding, Customer Insight.
Nền tảng thông tin thị trường HOUSELINK là mô hình Market Intelligence đầu tiên của ngành Xây dựng Việt Nam. Dữ liệu được tổng hợp, cập nhật và được số hóa trên một nền tảng công nghệ.
Tại sao doanh nghiệp Xây dựng cần khai thác nền Market Intelligence?
Hệ thống Market Intelligence không chỉ là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp phân biệt mình với đối thủ mà còn cung cấp thông tin giá trị để dẫn dắt doanh nghiệp không ngừng phát triển:
- Thông tin tổng quan về ngành (Holistic view of the market) : MI cung cấp thông tin thấu hiểu về thị trường (Market Insights), khai thác dữ liệu thị trường theo thời gian thực (real-time), khách hàng, sản phẩm, xu hướng,… từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo dựng tính cạnh tranh bền vững.
- Mở rộng thị trường (Market Expansion): MI cung cấp dữ liệu để tìm kiếm và khai thác tệp khách hàng mới cho doanh nghiệp.
- Giữ chân khách hàng (Customer retention): MI cung cấp insight về khách hàng (Customer Insights), hiểu nhu cầu khách hàng, hành vi khách hàng, trải nghiệm khách hàng để giữ chân khách hàng và gia tăng giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value).
- Cải thiện quy trình bán hàng (Improve sales process): MI giúp xác định phân khúc thị trường, từ đó đo lường thị trường mục tiêu mà dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hướng tới.
- Lợi thế cạnh tranh (Give a competitive advantage): MI giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình cạnh tranh, những xu hướng tương lai, đưa ra bức tranh toàn diện thị trường, cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường và nắm bắt thị phần đúng thời điểm dựa trên cơ sở có căn cứ.
Ví dụ, 1 doanh nghiệp Xây dựng đang muốn phát triển kinh doanh phân khúc xây dựng Công nghiệp. Họ cần nghiên về phân khúc thị trường, họ cần dữ liệu cần thiết để đo lường, phân tích thị trường này, họ cần thông tin chi tiết về thị trường này, tệp khách hàng mới,… Market Intelligence “giải khó” cho doanh nghiệp để tập trung nỗ lực vào đúng đối tượng trên thị trường, từ đó tiết kiệm chi phí và công sức.
So với Business Intelligence chỉ khai thác dữ liệu bên trong doanh nghiệp, Market Intelligence thu thập dữ liệu thị trường. Mục đích của việc kết hợp Market Intelligence vào quá trình xây dựng Business Intelligence là cung cấp cho nhà quản lý Doanh nghiệp “bức tranh tổng quan” về thị trường trong điều kiện xác định.
Xây dựng Market Intellligence là công việc đòi hỏi đầu tư rất nhiều thời gian và chuyên môn. Ban chuyên trách Nghiên cứu thị trường (Market Intelligence) thuộc bộ phận Phát triển kinh doanh (Business Development) phải làm việc với đơn vị tư vấn chuyên nghiệp (Agency) để đảm bảo “lỗ hổng” thông tin của doanh nghiệp luôn được lấp đầy. Đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và agency, bộ phận này quản lý thông tin, chọn lọc và phân tích thông tin hữu ích và liên quan đến doanh nghiệp để tham gia đưa ra quyết định chiến lược phát triển kinh doanh.
HOUSELINK với tư cách là nhà cung cấp giải pháp Market Intelligence đầu tiên cho thị trường ngành Xây dựng Việt Nam. Nền tảng Market Intelligence & E-bidding Platform HOUSELINK cung cấp cho doanh nghiệp công cụ khai thác thông tin thị trường dưới hình thức Self-service, nghĩa là người dùng có thể tự tìm kiếm, chọn lọc thông tin và khai thác thông tin hiệu quả dưới sự hỗ trợ của đội ngũ tư vấn. Dữ liệu cập nhật 2 chiều, từ hoạt động của các chuyên gia phân tích thị trường chuyên nghiệp và từ sự đóng góp của các doanh nghiệp thành viên tham gia nền tảng.
Ứng dụng Market Intelligence HOUSELINK trong chiến lược phát triển thị trường và những nhà tiên phong
Ngành xây dựng đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Khi mô hình kinh doanh không nhiều khác biệt, để tiếp tục duy trì phát triển và cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp trong ngành cần khai thác thị trường mới bằng cách thức tiếp cận mới.
1. Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Xây Dựng Hòa Bình
Top 1 Nhà thầu xây dựng uy tín 2020 – Hòa Bình có bề dày kinh nghiệm và thành tích đáng nể với danh sách dài những dự án và khách hàng lớn. Là doanh nghiệp Xây dựng lâu đời nhất, đặc biệt là thế mạnh trong phân khúc xây dựng Thương mại, Hòa Bình cũng không ngại đầu tư công sức cho công nghệ số giúp việc phát triển mảng thị trường xây dựng Công nghiệp của mình:
- Khai thác nền tảng Market Intelligence HOUSELINK hỗ trợ bộ phận phát triển kinh doanh tiếp cận phân khúc khách hàng mới
- Liên kết với các công ty cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ cho các sản phẩm xây dựng Công nghiệp
2. Haskell Company
Tổng thầu EPC trụ sở tại Mỹ với 55 năm kinh nghiệm trong thiết kế và thi công các dự án xây dựng trên toàn cầu. Thâm nhập thị trường Việt Nam, với giải pháp ứng dụng công nghệ ưu việt, tuy nhiên, Haskell vẫn rất chú trọng ứng dụng Market Intelligence để có thể thấu hiểu thị trường bản địa và phát triển kinh doanh thành công.
- Tìm hiểu và khai phá thị trường mới thông qua sử dụng nền tảng Market Intelligence HOUSELINK trong ngành Xây dựng Việt Nam
- Áp dụng sự thấu hiểu thị trường (Market Insight) vào hoạt động R&D để cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
Nhà thầu Design – Build với châm ngôn hoạt động “chất lượng hơn số lượng” và tạo dựng hệ tiêu chuẩn riêng biệt trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đại diện cho thế hệ doanh nghiệp Xây dựng mới của Việt Nam. Tham gia thị trường Xây dựng, Lê Gia Phúc tự lựa chọn tệp khách hàng của mình trong phân khúc xây dựng Công nghiệp tiềm năng nhưng đầy cạnh tranh. Doanh nghiệp này đã tìm cách phát triển thị trường mới, không đi theo lối mòn của những nhà thầu truyền thống:
- Tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng thông qua nền tảng Market Intelligence HOUSELINK
- Kết hợp và phát huy tối đa công nghệ số trong hoạt động Marketing thương hiệu
- Ứng dụng và phát triển công nghệ trong thiết kế, tính toán nguồn lực,…
4. Công ty Sika Hữu Hạn Việt Nam
Nhà cung cấp giải pháp hóa chất xây dựng của Thụy Sỹ xâm nhập thị trường Xây dựng Việt Nam gần 30 năm, với giải pháp và chất lượng dịch vụ được kiểm chứng qua thời gian. Không bó mình trong phân khúc thị trường nào, Sika chứng tỏ là nhà cung cấp giải pháp toàn diện cho thị trường.
- Kết hợp phát triển kinh doanh và khai thác tệp khách hàng mới nhờ tận dụng công nghệ Market Intelligence
- Không ngừng tìm hiểu nhu cầu thị trường (Market Insight) để phát triển giải pháp, công nghệ sản phẩm mới
- Chuyển đổi Catalog sản phẩm phiên bản online
- Tích hợp nền tảng số trong Marketing sản phẩm.
Và còn rất nhiều những doanh nghiệp Xây dựng khác tại Việt Nam đang chuyển đổi cách thức tiếp cận thị trường theo hướng linh hoạt và cải tiến hơn. Đồng nghĩa với việc tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro – chi phí cho doanh nghiệp.
Ứng dụng sức mạnh công nghệ và dữ liệu để phát triển kinh doanh là giải pháp tương lai của doanh nghiệp Xây dựng. Trước hết, cần hiểu rõ bản chất, ứng dụng cũng như quy trình hoạt động của 3 công cụ Sales Intelligence, Business Intelligence, Market Intelligence để lựa chọn xây dựng, triển khai hoặc sử dụng thật hiệu quả cho riêng mình.
Tìm hiểu Nền tảng Thông tin thị trường và Đấu thầu trực tuyến HOUSELINK.