Việt Nam – Australia: Lĩnh vực xây dựng – tiềm năng và cơ hội hợp tác
Trong hai ngày 11 – 12/6/2017, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Lê Viết Hải tham dự các hoạt động chương trình Hội thảo và Triển lãm Đầu tư – Thương mại Australia – Việt Nam. Trong Gala Dinner tối 11/6/2017, Trong vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Tổng giám đốc Lê Viết Hải đã có bài phát biểu quan trọng trước cộng đồng doanh nghiệp hai nước về những tiềm năng và cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Úc trong thúc đẩy phát triển lĩnh vực xây dựng, cụ thể:
“Kính thưa Quý vị,
Ra đời trong thời kỳ Đổi mới, bên cạnh yếu tố thuận lợi khách quan, Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực vượt khó, vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Thànhlập năm 1987, đến nay vừa tròn ba mươi năm, Hòa Bình đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam. Với những đóng góp đóHòa Bình trở thành công ty Xây dựng duy nhất trong cả nước được Chính phủ chọn tham gia “CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA” 5 lần liên tiếp trong 10 năm kể từ năm 2008 đến nay và được vinh danh ở nhiều giải thưởng cao quý trong nước cũng như quốc tế. Mới đây, hôm 09/6 Hoà Bình được bình chọn và được vinh danh trong Top 10 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam 2016.
Thưa Quý vị,
Những năm gần đây, ngành Xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật thi công và đã thành công trong việc thay thế nhà thầu ngoại ở nhiều dự án lớn, yêu cầu kỹ mỹ thuật cao tại thị trường trong nước. Theo đánh giá của chúng tôi ngành Xây dựng Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh tốt ở thị trường nước ngoài cũng như phát triển Thương hiệu Xây dựng Việt Nam lên tầm vóc quốc tế.
Có thể nói ngành Xây dựng là một trong những ngành thu hút cao nhất nguồn nhân lực, bao gồm nhân công trực tiếp của ngành Xây dựng cho đến nhân công của các ngành sản xuất phụ trợ khác như: ngành sản xuất Vật liệu Xây dựng và sản xuất máy móc trang thiết bị, thu hút nguồn vốn đầu tư khổng lồ. Phát triển ngành Xây dựng đồng thời sẽ kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng phát triển theo.
Để sự hợp tác cùng phát triển giữa hai quốc gia và doanh nghiệp hai nước; qua tiếp cận, nghiên cứu và phân tích về sự cung cầu các nguồn lực, đặc biệt nguồn nhân lực cả hai bên, chúng tôi xin kiến nghị Chính phủ cần chú trọng mở rộng thị trường xây dựng Việt Nam ra nước ngoài và trước hết là thị trường Úc.
Vì sao chúng ta nên mở rộng thị trường xây dựng của Việt Nam ra nước ngoài và chọn Úc là thị trường ưu tiên hàng đầu. Có ba nguyên do:
1. Úc thiếu hụt nhân lực trầm trọng trong ngành xây dựng. Do lượng nhân lực bổ sung cho ngành này có tỉ trọng thấp ở Úc, vì vậy, chính sách ưu đãi việc làm trong xây dựngưu tiên hơn so với các ngành nghề khác. Trong “Danh sách Ngành nghề có nhu cầu cao đối với lực lượng lao động nhập cư” (Migration Occupations in Demand List – MODL) do Bộ Giáo dục, Việc làm & Quan hệ Công sở Úc (DEEWR) công bố, lĩnh vực Xây dựng đóng góp gần 50% tổng số ngành nghề.
2. Xây dựng là công việc ổn định, thu nhập cao, rất ít thuyên chuyển và việccắt giảm nhân sự trong ngành này tại Úc hầu như không có. Thu nhập từ 50.000- 90.000 AUD/năm.
3. Cơ hội định cư tại Úc. Theo bản “Danh sách Ngành nghề được ưu tiên định cư tại Úc” (Skilled Occupations List – SOL) thì các ngành nghề thuộc lĩnh vực Xây dựng cũng luôn có độ ưu tiên rất cao. Như vậy các nhân lực làm việc trong lĩnh vực xây dựng có cơ hội lớn để được định cư ở một quốc gia rất tuyệt vời.
Vì sao chính phủ và doanh nghiệp Úc nên chọn lực lượng lao động xây dựng từ Việt Nam để bổ sung nguồn lực đang thiếu hụt (khoảng 1 triệu lao động) để đảm bảo cho kế hoạch tăng trưởng của Úc.
1. Ngành Xây dựng Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt ở thị trường nước ngoài. Lợi thế đáng kể của Việt Nam là khả năng cung cấp dịch vụ xây dựng chất lượng cao nhưng chi phí xây dựng lại rất thấp, chỉ sau Ấn Độ.
2. Tính cạnh tranh của Nhà thầu xây dựng Việt Nam không chỉ ở yếu tố nhân công, mà còn cả về vật liệu xây dựng cũng như dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát thi công, quản lý dự án và các dịch vụ liên quan. Một lợi thế quan trọng khác là số lượng kỹ sư và chuyên gia ngành Xây dựng Việt Nam cao gấp 3 lần bình quân thế giới (Việt Nam bình quân có 9.000 kỹ sư, chuyên gia xây dựng/1 triệu dân; bình quân của thế giới là 3.000).
3. Điều kiện địa lý, khí hậu, con người và văn hoá khá phù hợp cho cả hai bên. Ngoài ra, hai nước đã là đối tác truyền thống, và số lượng người Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Úc lên đến trên 250.000 người.
Vì những lý do trên, chúng tôi kính đề nghị Chính phủ và doanh nghiệp hai nước chúng ta cùng quan tâm thúc đẩy sự hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực Xây dựng đầy tiềm năng này.
Việc thực hiện thành công chiến lược mở rộng thị trường xây dựng ra nước ngoài không chỉ mang về ngoại tệ cho đất nước, nhanh chóng xác lập hình ảnh uy tín thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế và góp phần hoàn thiện chiến lược Hội nhập toàn cầu của nền kinh tế nước nhà, giúp chúng ta phát triển ngành Xây dựng bền vững kể cả khi thị trường xây dựng trong nước rơi vào giai đoạn bị suy thoái hoặc bảo hoà.
Về phía Úc các bạn sẽ nhanh chóng
có được những công trình xây dựng chất lượng cao, mang đẳng cấp quốc tế với một giá thành cạnh tranh nhất trên thế giới.
Tập Đoàn Xây dựng Hoà Bình chúng tôi rất vinh hạnh trở thành doanh nghiệp tiên phong mở đường cho mối quan hệ hợp tác trong lãnh vực xây dựng đầy tiềm năng nầy.
Cuối cùng, cho phép tôi được thay Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, thay mặt Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình kính chúc Quý Lãnh đạo Bộ ngành Trung Ương và địa phương của cả hai nước Việt Úc, chúc đại diện các doanh nghiệp thật dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hiệp hội Doanh nghiệp Úc – Việt và công ty Everest hoàn thành xuất sắc vai trò sứ giả làm cầu nối của mình; thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước Việt Úc phát triển nhanh chóng và bền vững hơn.”
Nguồn: hbcr.vn