Vì sao nên liên kết và hợp tác giữa các nhà thầu Việt Nam?

Việc liên doanh, hợp tác giúp doanh nghiệp xây dựng đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của những công trình có quy mô lớn với mức độ phức tạp cao.

Lý do các nhà thầu Việt Nam cần liên kết, hợp tác với nhau

Trên thực thế, nhiều công trình, dự án xây dựng có quy mô lớn với yêu cầu kỹ thuật cao, đôi khi vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy, để tăng khả năng trúng thầu, các doanh nghiệp xây dựng thường liên danh, liên kết với nhau. Đây là một trong những giải pháp quan trọng được nhiều doanh nghiệp chú trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã “mở cửa” với các nhà thầu quốc tế.

Xét về mặt bằng chung, các nhà thầu nước ngoài có thế mạnh hơn hẳn về khả năng tài chính, kinh nghiệm đấu thầu quốc tế so với các nhà thầu Việt Nam. Đặc biệt, họ đã từng thực hiện nhiều công trình, dự án tương tự hoặc lớn hơn so với các gói thầu thực hiện tại Việt Nam nên kinh nghiệm triển khai dự án cũng dày dặn hơn.

Theo thống kê, hàng năm, có khoảng 100 nhà thầu tư vấn, xây dựng nước ngoài vào nhận thầu tại Việt Nam. Việc các nhà thầu nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam khiến các nhà thầu Việt bị áp lực cạnh tranh và dần mất vị thế. Bởi vậy, việc hợp tác, liên kết dự thầu dưới hình thức thành lập các tổ hợp sẽ đem lại lợi thế trong quá trình đấu thầu.

Việc liên danh, hợp tác sẽ tăng năng lực của doanh nghiệp trên thị trường gay gắt hiện nay. Giúp doanh nghiệp khai thác được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và chuyên môn hóa một cách có hiệu quả. Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng sẽ đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu của những công trình có quy mô lớn với mức độ phức tạp cao.

Khi nhà thầu liên kết với nhau cần chuẩn bị những gì?

Liên danh, liên kết trong lĩnh vực xây dựng là sự kết hợp của hai doanh nghiệp để tạo ra một pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về khả năng tài chính, năng lực kinh nghiệm.

 Đầu tiên, các nhà thầu xác lập thỏa thuận liên danh. Trong đó có hai nội dung chính cần phải thảo luận, thống nhất là tỷ lệ giá trị đảm nhận so với tổng giá dự thầu và phạm vi công việc.

Tiếp theo, xác định năng lực thông qua hợp đồng tương tự.

  • Đối với gói thầu xây lắp: Chuẩn bị nhân sự, thiết bị để tham gia hồ sơ dự thầu. Cần lưu ý đối với chức danh chỉ huy trưởng công trường có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của gói thầu.
  • Đối với gói thầu tư vấn: Bố trí nhân sự phù hợp, đặc biệt là phù hợp với phạm vi công việc của mình trong liên danh.
  • Đối với các gói thầu khác: Tùy theo từng yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà có bước thực hiện theo phù hợp.

Trên đây là phân tích gợi ý để chúng ta có những cách hiểu đúng về nhà thầu liên danh và các bước cần chuẩn bị khi doanh nghiệp xây dựng liên kết hợp tác với nhau.

Nền tảng HOUSELINK – nơi tập trung cộng đồng các doanh nghiệp xây dựng uy tín và lớn nhất Việt Nam hiện nay. Khi hiện diện trên nền tảng này, doanh nghiệp dễ dàng được nhiều đơn vị trong ngành biết đến và có thể kết nối để hợp tác trong kinh doanh. Hơn nữa, thúc đẩy quảng bá, hiện diện thương hiệu một cách tự nhiên và nổi bật ở những nơi mà khách hàng tiềm năng thường xuyên có mặt.

Vietnamconstruction

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo