Trung Quốc khuyến khích công ty chăn nuôi heo đầu tư ra nước ngoài

Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất heo đầu tư vào ngành cả ở trong nước và quốc tế.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã diễn ra từ lâu, cả trong lĩnh vực sản xuất chế biến thịt heo. Trong năm 2013, nhà lãnh đạo của thị trường heo Trung Quốc WH Group (tại thời điểm đó được biết đến với tên gọi Shuanghui/Shineway) mua lại Smithfield, công ty có trụ sở tại Mỹ và cũng hoạt động tại Ba Lan và Romia.

Vì vậy, nghiễm nhiên nhà sản xuất heo của Trung Quốc đã “lấn sân” sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Mối quan hệ ổn định, không dịch tả heo châu Phi (ASF)

Mặc dù vậy, Trung Quốc muốn sản xuất nhiều heo hơn nữa bên ngoài biên giới quốc gia, đặc biệt tại những nước có mối quan hệ thương mại ổn định với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và không có dịch tả heo châu Phi.

Số heo từ các công ty nước ngoài sẽ được bán tại thị trường Trung Quốc đại lục, trở thành nguồn cung nhanh chóng mà không tồn tại rủi ro thú y.

Tháng 8/2019,  nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc, New Hope Liuhe cho biết đã hoàn thành việc xây dựng trang trại nuôi heo ở nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, theo Reuters. Công ty cũng muốn xây dựng các trang trại nuôi heo tại Philippines, và mở rộng trang trại gia cầm tại Indonesia, theo Liu Zhong, Tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của New Hope Liuhe.

Bước đi này nhằm bắt đầu sản xuất thịt heo bên ngoài Trung Quốc cho nhu cầu trong nước, ông Jeroen Jeuken, giám đốc công ty thức ăn chăn nuôi Agrifirm và chịu trách nhiệm về thị trường Trung Quốc, nhận định. Ông chỉ ra thực tế, sản xuất heo trong nước đã giảm một nửa.

Tại Trung Quốc, Agrifirm có hai nhà máy gồm sản xuất chất giàu dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi cho động vật chưa lớn.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang con của Pig Progress, ông Jeuken lưu ý Trung Quốc đang một lần nữa bắt đầu để đưa sản lượng heo cả nước trở lại mức trước năm 2018, khi dịch tả heo châu Phi bùng phát. Tuy nhiên, điều này là rất khó, vì Trung Quốc vẫn đang chiến đấu với virus ASF. Đặc biệt là ở miền Bắc Trung Quốc, vẫn còn nhiều heo rừng mang virus di chuyển khắp nơi.

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn dẫn dầu về tái đàn

Những nhà sản xuất lớn đang dẫn đầu công cuộc tái đàn heo vì họ có đủ vốn rủi ro. Họ mua hoặc thuê chuồng heo từ các nhà sản xuất heo riêng lẻ để sản xuất heo. Đó là những trang trại có tối thiểu 10.000 con.

Các công ty bất động sản cũng như công ty bảo hiểm cũng đầu tư vào sản xuất heo, vì ngoài là một khoản đầu tư rủi ro, sản xuất heo còn rất sinh lợi. Heo hơi có thể được bán với giá hơn 5 euro/kg.

Tuy nhiên, trái ngược với sản xuất công nghiệp, sản xuất thịt heo không thể hoàn toàn tự động. Con người không thể thay đổi thời kì mang thai của heo nái. Đây là nguyên nhân chính khiến sự phục hồi của sản xuất thịt heo Trung Quốc sẽ mất nhiều năm, ông Jeuken nói.

Nhận định của ông khá giống với những dự đoán của Rabobank. Theo Rabobank, ngành chăn nuôi heo Trung Quốc sẽ trở lại ở mức trước khi dịch ASF bùng phát – đạt khoảng 55 triệu tấn mỗi năm, vào năm 2025.

Dấu hiệu của sự phục hồi về sản lượng heo Trung Quốc

Trước đó, Rabobank cũng dự báo năm 2020 và 2021, đàn heo của Trung Quốc bắt đầu phục hồi. Ông Jeuken nhận định dự báo này hoàn toàn khả thi. Ông nhận thấy hiện tại các trang trại đang nuôi một loạt heo nái F1 để sản sinh đàn heo mới, vì vậy sản lượng heo của Trung Quốc sẽ bắt đầu cho thấy dấu hiệu phục hồi vào khoảng giữa năm 2020.

Theo VietnamBiz

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo