Tập đoàn Tân Hoàng Minh bất ngờ công bố chiến lược xây hàng triệu m2 nhà ở cho công nhân với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn từ 40%-60%
Từ năm 2022 Tân Hoàng Minh sẽ thi công hàng loạt khu nhà ở xã hội lắp ghép cho công nhân tại KCN của chính Tập đoàn này tại các tỉnh thành từ Bắc vào Nam như: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hoà Bình hay Long An, Bình Thuận…
Tập đoàn Tân Hoàng Minh mới đây vừa công bố chiến lược tham gia phân khúc nhà ở xã hội cho công nhân. Theo đó, từ năm 2022 Tân Hoàng Minh sẽ không chỉ dừng lại ở việc phát triển những căn hộ cao cấp, sang trọng mà sẽ mở rộng hơn định hướng phát đặc biệt sẽ thực hiện nhà ở cho những người lao động có thu nhập thấp.
Để triển khai chiến lược này, Tân Hoàng Minh đã “bắt tay” hợp tác cùng một công ty thành viên của Tập đoàn phát triển nhà ở Thương mại và Xã hội hàng đầu Hàn Quốc SH nhằm đưa giải pháp phát triển hệ thống “Nhà ở xã hội lắp dựng sẵn” cho ngành xây dựng Việt Nam.
Giải pháp này sử dựng sử dụng công nghệ tự động 4.0 để sản xuất bê tông, module đạt công suất lớn, rút ngắn thời gian thi công chỉ từ 1 đến 6 tháng tuỳ theo số lượng tầng (tối thiểu 5 tầng và tối đa là 20 tầng). Cùng với đó giá thành rẻ hơn từ 40-60% so với giá thành sản xuất nhà thông thường.
Trong năm 2022, Tân Hoàng Minh sẽ khởi công xây dựng nhà máy chuyên sản xuất bê tông và nhà phục vụ cho công ty xây dựng NƠXH và nhà ở cho công nhân tại các KCN tại tỉnh Hà Nam. Công suất nhà máy mỗi 1 năm có thể đưa ra hàng triệu m2 sàn đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay ở các KCN đang phát triển rất mạnh mẽ ở các tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhà ở cho những người lao động với giá thành phù hợp với mức thu nhập rất thấp của họ hiện nay.
Sau khi nhà máy hoàn thiện xây dựng, trước tiên sẽ phục vụ triển khai ứng dụng thi công cho hàng loạt các khu nhà ở cho công nhân tại KCN của chính Tân Hoàng Minh tại các tỉnh thành từ Bắc vào Nam như: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hoà Bình hay Long An, Bình Thuận…
Được biết, nhiều năm trở lại đây, kinh tế phát triển nói chung cũng như hệ thống Khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam đang là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp, từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, câu chuyện bức thiết về nhà ở xã hội (NOXH), trong đó có nhà ở cho công nhân đang ngày càng trở thành bài toán bức thiết cần những giải pháp đồng bộ không chỉ từ chính quyền Nhà nước mà cần hơn nữa cần những giải pháp từ các doanh nghiệp thực sự có tiềm lực và năng lực cùng đồng hành
Hiện nay, số công nhân làm việc tại các KCN có nhu cầu nhà ở khoảng 4,2 triệu người, tương đương 33,6 triệu m2 nhà ở. Nhưng đến nay, cả nước mới hoàn thành 266 dự án NƠXH, quy mô xây dựng hơn 142.000 căn, tổng diện tích hơn 7.100.000m2. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến năm 2020, có 2,7 triệu công nhân trong khu công nghiệp, trong đó có khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở.
Đặc biệt, đợt bùng phát lần thứ 4 bùng phát mạnh tại một số tỉnh thành trọng điểm nơi có nhiều các KCN và người lao động sinh sống dẫn đến làn sóng người lao động về quê do lo sợ dịch bệnh quay trở lại, gây tác động không nhỏ đến hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh nói riêng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Thực tế hiện nay có đến 20 % diện tích nhà ở xã hội tại các dự án đều bị bỏ hoang hoặc xây dựng với tiến độ chậm hoặc xây dựng không đảm bảo chất lượng an toàn bền vững. Điều này dẫn đến việc không thu hút được các nhà đầu tư “rót tiền” vào xây dựng nhà ở xã hội trong đó có nhà ở cho công nhân tại các KCN. Không những thế người lao động không yên tâm để mua lại những căn hộ được xây dựng với chất lượng không an toàn và thiếu thẩm mỹ.
Theo đánh giá của giới chuyên gia,mô hình và giải pháp công nghệ xây dựng “Nhà ở xã hội lắp dựng sẵn” mở ra một niềm tin mới trong tương lai về một nơi an cư bền vững cho những người lao động thu nhập thấp trong xã hội đặc biệt là những công nhân trong các khu công nghiệp.
Nguồn: cafef.vn