Nghìn tỷ đồng xây nhà máy, Masan chiếm lĩnh thị trường thịt 10,2 tỷ USD bằng cách nào?

Tập đoàn Masan Nutri – Science sáng 23/12 đã khánh thành tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam. Tổ hợp này có công suất thiết kế 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Nhà máy sẽ được vận hành theo tiêu chuẩn BRC về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thịt heo khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy – Fresh tại nhà máy.

Đáng chú ý, sản phẩm thịt heo Meat Deli luôn được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0-4 độ C, từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng, nhằm giữ dưỡng chất và độ ngon tối ưu của thịt.

Masan cho biết, sản phẩm thịt mát bảo quản được tới tới 5-7 ngày, thay vì phải chế biến ngay trong ngày nếu mua thịt ở chợ truyền thống. Còn nếu so sánh với thịt đông lạnh, sản phẩm thịt mát tươi, ngon hơn.

Đây được coi là mảnh ghép quan trọng cuối cùng, hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt 3F (feed – farm – food) của Masan.

Sản phẩm thịt mát Meat Deli của Masan sẽ bán ra thị trường từ ngày 23/12/2018.

Sản phẩm thịt mát Meat Deli của Masan sẽ bán ra thị trường từ ngày 23/12/2018.

Chia sẻ với báo giới về mục tiêu thực hiện sản phẩm thịt mát Meat Deli, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan Group cho biết rằng bữa ăn của hàng triệu người Việt Nam vẫn còn chưa đạt chuẩn protein cần thiết theo tiêu chuẩn thế giới. Không những vậy người tiêu dùng Việt Nam Việt Nam đang phải chi trả nhiều hơn 1,5 đến 2 lần cho các sản phẩm thịt cùng loại và cùng tiêu chuẩn chất lượng so với người Mỹ, trong khi thu nhập theo sức mua (PPP) đầu người của Người Việt chỉ bằng 1/10 người Mỹ.

Thị trường Việt Nam từ trước đến nay được nhận định là không có thịt mát. Người tiêu dùng chỉ được tiếp cận với thịt nóng, hay còn gọi là thịt tươi, không qua xử lý, thường bán ở chợ và thịt đông lạnh.

Công nhân pha lóc thịt lợn tại Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam.

Masan cũng không giấu tham vọng của mình đối với thị trường dù màu mỡ (trị giá 10,2 tỷ USD) nhưng đang bị bỏ ngỏ. Lãnh đạo của đơn vị này cũng bày tỏ tham vọng sẽ chiếm lĩnh được 10% thị trường thịt nhưng để làm được điều này, trước tiên phải có bằng được 20% thị phần ở các thành phố lớn.

Nếu xem đây là sự lựa chọn đầu tư chính xác thì Masan cũng sẽ phải gặp những thách thức không nhỏ, bởi lẽ thịt mát vẫn xa lạ với thói quen tiêu dùng, và quan trọng là ở tổ chức kênh phân phối cho sản phẩm tiêu dùng mới này.

Hiện, thị trường thịt lợn của Việt Nam mới chỉ có một vài nhà sản xuất tổ chức được kênh phân phối của riêng mình, để cung cấp và từ đó nắm giữ thị phần khá nhỏ thịt nóng, thịt đông lạnh đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Trong đó, doanh nghiệp có hệ thống cung cấp lớn nhất có thể kể tên là Vissan, hay Công ty cổ phần CP (Thái Lan).

Công nhân đóng gói, dán nhãn mác nhận diện thương hiệu ”Meat Deli”.

Khi đưa sản phẩm thịt mát vào thị trường có lẽ MNS cũng đã phân tích điểm mạnh yếu của đối thủ. Mặc dù Vissan có hệ thống phân phối rất lớn nhưng vẫn chưa có hệ thống bán lẻ ở khu vực phía Bắc. Có lẽ thế nên MNS đã lựa chọn Hà Nam một tỉnh phía Bắc làm nơi đặt tổ hợp chế biến và chọn Nghệ An tỉnh miền Trung gần phía Bắc để làm vùng nguyên liệu.

Thế nhưng ngay cả ở thị trường phía Bắc, MNS sẽ xây dựng và định hình hệ thống phân phối, bán lẻ thịt mát như thế nào? Hiện chỉ có 37 cửa hàng của Vinmart phân phối thịt. MNS mới bắt đầu giới thiệu sản phẩm với các chuỗi siêu thị như Big C, Aeon vào thứ 6 vừa qua. Lãnh đạo đơn vị này cho biết cũng mới mở được 3 cửa hàng Meat Deli, cuối năm dự kiến thêm 2 cái nữa tại Hà Nội.

Ông Matthys van der Lely – Tổng giám đốc ngành thịt Tập đoàn Masan Nutri – Science (MNS) cho biết, ông kỳ vọng số cửa hàng Meat Deli trong khoảng từ 25 – 150 cửa hàng. Nhưng thực tế thì không dễ gì tìm được một địa điểm tốt ở Hà Nội. “Có quá nhiều doanh nghiệp bán lẻ, như Circle K, Vinmart+, ai cũng muốn một mặt bằng đẹp. Chúng tôi muốn giữ giá thịt tốt thì phải có địa điểm thuê hợp lý. Do đó, phải cân nhắc rất kỹ” – vị này nói.

Masan đã đặt mục tiêu doanh thu thịt lợn có thương hiệu đóng góp 30% tổng doanh thu của tập đoàn. Với việc khi vừa bước vào thị trường, thịt mát của MSN đã phải lập tức đối đầu với những đối thủ lớn như VinMart, Vissan thì mục tiêu này quả thực cũng không dễ dàng gì, tất nhiên những gì MNS đang sở hữu thì sự có mặt của thịt mát trên thị trường, được coi là một “cuộc cách mạng” về thịt, theo nhận xét của Bộ trưởng NN&NT Nguyễn Xuân Cường.

BBT

Nguồn: enternews.vn | baodautu.vn | baomoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo