Khởi động dự án năng lượng sạch trị giá 36 triệu Đô la

Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II) vừa được khởi động. Đây là một dự án năng lượng sạch trị giá 36 triệu Đô la do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và sẽ được thực hiện trong 5 năm.

Ngày 3/6, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cùng Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An và Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock khởi động Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II).

Đây là dự án được Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris công bố trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 8/2021. Dự án có mục tiêu hỗ trợ phát triển thêm 2.000 MW điện tái tạo để bổ sung cho nguồn cung điện của Việt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2025 thông qua huy động sự tham gia của khu vực tư nhân. Nguồn điện bổ sung này đủ cung cấp cho thành phố Đà Nẵng.

Hội nghị khởi động Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II

V-LEEP II sẽ phát huy thành công của dự án V-LEEP I được thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020.

Trong khuôn khổ dự án V-LEPI I, USAID đã phối hợp và hỗ trợ Bộ Công Thương công cụ phần mềm, các khóa đào tạo về mô hình hóa hệ thống điện phục vụ xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) và thiết kế chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DDPA).

V-LELP I cũng phối hợp với khu vực tư nhân huy động thành công hơn 311 triệu USD để hỗ trợ phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời, với tổng công suất 300 MW.

Bằng cách mở rộng quy mô và phạm vi hỗ trợ kỹ thuật, V-LEEP II sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành năng lượng của Việt Nam theo hướng sạch, bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và dựa trên các nguyên tắc thị trường.

Chương trình được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cường các hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi năng lượng bền vững. Dự kiến, chương trình sẽ cung cấp các hoạt động hợp tác, đào tạo, nâng cao năng lực, công cụ hỗ trợ quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch kết nổi chuyển giao công nghệ sản xuất điện năng lượng tiên tiến hiện đại cho Việt Nam.

Đồng thời, sẽ hỗ trợ huy động tài chính cho 2.000MW năng lượng tái tạo, 1.000MW từ các nhà máy nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp và hiệu quả các dự án đầu tư; giúp giảm 59 triệu tấn CO2 trong toàn bộ vòng đời dự án đầu tư, góp phần đáng kể vào việc thực thi các cam kết về mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam.

Chương trình V-LEEP II được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cường các hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu tham vọng về chuyển đổi năng lượng bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, tại Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chương trình V-LEEP II được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cường các hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu tham vọng về chuyển đổi năng lượng bền vững.

Về phía Hoa Kỳ, Đại sứ Marc Knapper nhấn mạnh: Chính phủ Hoa Kỳ tự hào là đối tác của Việt Nam trên hành trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Chúng tôi hoan nghênh cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, với hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Dự án V-LEEP II do USAID tài trợ sẽ là một nền tảng quan trọng trong hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam để đạt được các cam kết về chống biến đổi khí hậu.

Theo https://nangluongsachvietnam.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo