KĐT gần 10.000 tỷ ở TP Phủ Lý về tay doanh nghiệp liên quan Tasco, có thể triển khai trong năm nay
Mặt Trời Hà Nam vừa qua đã được chấp thuận là nhà đầu tư của Khu đô thị thời đại và đổi mới sáng tạo tại phường Lam Hạ, TP Phủ Lý. Tổng Giám đốc doanh nghiệp – ông Trịnh Xuân Nam hiện đang đứng tên tại 4 công ty con do Tasco sở hữu 100% vốn điều lệ
Thông tin từ CTCP Mặt Trời Hà Nam, tháng 2 vừa qua, doanh nghiệp đã được UBND tỉnh Hà Nam ban hành quyết định về việc chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thời đại và đổi mới sáng tạo tại phường Lam Hạ, TP Phủ Lý.
Trước đó, vào tháng 12/2022, UBND tỉnh Hà Nam đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị thời đại và đổi mới sáng tạo tại phường Lam Hạ, TP Phủ Lý và Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng phát thông báo tìm chủ cho dự án này.
Diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án gần 203 ha, chưa giải phóng mặt bằng. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án gần 9.136 tỷ đồng, chưa kể chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 490 tỷ đồng.
Chủ Mặt Trời Hà Nam đang đứng tên tại 4 công ty con của Tasco
Đôi nét về chủ đầu tư, Mặt Trời Hà Nam được thành lập vào tháng 5/2022, hiện có trụ sở tại TP Phủ Lý, Hà Nam. Lĩnh vực chính của doanh nghiệp là kinh doanh bất động sản, với người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc là ông Trịnh Xuân Nam.
Theo tìm hiểu của người viết, ông Trịnh Xuân Nam xuất thân là Kỹ sư xây dựng đường bộ – Đại học Giao thông Vận tải. Giai đoạn 1994 – 1997, ông là cán bộ kỹ thuật tại Công ty Công trình Giao thông 124. Giai đoạn 1997 – 2008, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc của Công ty Xây lắp 386 – Binh đoàn 11.
Từ năm 2008, ông Nam bắt đầu hoạt động tại CTCP Tasco (mã: HUT), với khởi đầu là nhân viên giám sát cho chi nhánh tại Nam Định. Tháng 4/2010, ông được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Ban quản lý dự án của Tasco, sau đó đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc của doanh nghiệp này vào năm 2014.
Vào ngày 14/11/2016, Tasco đã công bố quyết định miễn nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc khối Quản lý dự án hạ tầng đối với ông Trịnh Xuân Nam.
Cùng ngày, Tasco đã có nghị quyết bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Nam giữ chức danh Chủ tịch các doanh nghiệp dự án hạ tầng giao thông của công ty. Tại báo cáo thường niên Tasco năm 2016, ông Nam sở hữu 450.000 cổ phiếu của Tasco, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,255%.
Hiện nay, ông Trịnh Xuân Nam vẫn đang đứng tên tại 4 doanh nghiệp liên quan Tasco. Cụ thể gồm: Công ty TNHH MTV Tasco 6; CTCP Tasco Nam Thái; Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình và Công ty TNHH MTV Tasco Nam Định. Cả 4 doanh nghiệp này đều là công ty con do Tasco sở hữu 100% vốn điều lệ.
Nói qua về Tasco, tập đoàn này tiền thân là Công ty Cầu Hà Nam Ninh thành lập từ năm 1976, từ năm 2000 đã được cổ phần hoá. Hiện nay, Tasco hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là kinh doanh bất động sản, dịch vụ và xây lắp.
Chủ Mặt Trời Hà Nam đang đứng tên tại 4 công ty con của Tasco
Đôi nét về chủ đầu tư, Mặt Trời Hà Nam được thành lập vào tháng 5/2022, hiện có trụ sở tại TP Phủ Lý, Hà Nam. Lĩnh vực chính của doanh nghiệp là kinh doanh bất động sản, với người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc là ông Trịnh Xuân Nam.
Theo tìm hiểu của người viết, ông Trịnh Xuân Nam xuất thân là Kỹ sư xây dựng đường bộ – Đại học Giao thông Vận tải. Giai đoạn 1994 – 1997, ông là cán bộ kỹ thuật tại Công ty Công trình Giao thông 124. Giai đoạn 1997 – 2008, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc của Công ty Xây lắp 386 – Binh đoàn 11.
Từ năm 2008, ông Nam bắt đầu hoạt động tại CTCP Tasco (mã: HUT), với khởi đầu là nhân viên giám sát cho chi nhánh tại Nam Định. Tháng 4/2010, ông được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Ban quản lý dự án của Tasco, sau đó đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc của doanh nghiệp này vào năm 2014.
Vào ngày 14/11/2016, Tasco đã công bố quyết định miễn nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc khối Quản lý dự án hạ tầng đối với ông Trịnh Xuân Nam.
Cùng ngày, Tasco đã có nghị quyết bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Nam giữ chức danh Chủ tịch các doanh nghiệp dự án hạ tầng giao thông của công ty. Tại báo cáo thường niên Tasco năm 2016, ông Nam sở hữu 450.000 cổ phiếu của Tasco, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,255%.
Hiện nay, ông Trịnh Xuân Nam vẫn đang đứng tên tại 4 doanh nghiệp liên quan Tasco. Cụ thể gồm: Công ty TNHH MTV Tasco 6; CTCP Tasco Nam Thái; Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình và Công ty TNHH MTV Tasco Nam Định. Cả 4 doanh nghiệp này đều là công ty con do Tasco sở hữu 100% vốn điều lệ.
Nói qua về Tasco, tập đoàn này tiền thân là Công ty Cầu Hà Nam Ninh thành lập từ năm 1976, từ năm 2000 đã được cổ phần hoá. Hiện nay, Tasco hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là kinh doanh bất động sản, dịch vụ và xây lắp.
Sẽ chuyển đổi 137 ha đất nông nghiệp và di dời 353 hộ dân
Mới đây, Mặt Trời Hà Nam đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Khu đô thị thời đại và đổi mới sáng tạo tại TP Phủ Lý, Hà Nam. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Bắc Bộ.
Dự án này có tổng diện tích gần 203 ha, quy mô dân số 12.381 người.
Phía bắc dự án giáp khu đô thị Đại học Nam Cao và khu đô thị mới theo quy hoạch; phía đông giáp khu công viên chủ đề, hồ trung tâm, khu dân cư hiện trạng và khu đô thị theo quy hoạch; phía nam giáp khu đô thị mới và cơ quan hành chính (đường 27 m theo quy hoạch); phía tây giáp Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và khu đô thị mới theo quy hoạch.
Về hiện trạng, trên khu đất thực hiện dự án có gần 138 ha đất nông nghiệp; 5,7 ha đất ở và gần 53 ha đất giao thông, thuỷ lợi…
Để thực hiện, dự án phải yêu cầu di dân, tái định cư cho khoảng 353 hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Tiên Tân, Tiên Hiệp và phường Lam Hạ, Quang Trung, TP Phủ Lý. Đồng thời, phải chuyển đổi khoảng 137 ha đất nông nghiệp.
Trong cơ cấu sử dụng đất, dự án bố trí hơn 44 ha để xây các công trình hỗn hợp. Trong đó, đất hỗn hợp không có chức năng ở là 33,6 ha, tầng cao 6 – 20 tầng, mật độ xây dựng 40 – 60%, sẽ là công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn.
Đất hỗn hợp có chức năng ở (chung cư) kết hợp thương mại dịch vụ là 10,6 ha, tầng cao 6 – 9 tầng, mật độ xây dựng 40 – 60% là công trình nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ.
Khu công viên cây xanh, mặt nước có diện tích sử dụng đất là 19,5 ha, trong đó khu cây xanh đô thị, diện tích sử dụng đất khoảng 15,6 ha. Công trình công cộng có diện tích sử dụng đất khoảng 0,7 ha, tầng cao 1 – 3 tầng, mật độ xây dựng 35 – 40%. Công trình giáo dục (trường liên cấp) rộng 3,92 ha, tầng cao 3 – 5 tầng, mật độ xây dựng 35 – 40%.
Đối với các công trình nhà ở, dự án bố trí hơn 40,5 ha để xây dựng các lô đất xây nhà ở, mật độ xây dựng 60 – 90%, tầng cao 3 – 5 tầng. Nhà ở xã hội tại đây có diện tích 7,9 ha, mật độ xây dựng 60 – 90%, cao 3 – 9 tầng.
Về tiến độ, dự án sẽ tiến hành phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn phát triển sẽ tương ứng với mỗi tiểu khu và gối đầu với nhau nhằm đảm bảo tối ưu nhu cầu nhân lực, cơ giới, và nguyên vật liệu phục vụ dự án.
Trong đó, giai đoạn 1 (quý III/2022 – quý IV/2023) sẽ thực hiện đầu tư khu vực phía tây nam dự án, diện tích khoảng 30 ha. Giai đoạn 2 (quý IV/2023 – quý IV/2025) sẽ thực hiện đầu tư khu vực phía đông nam và phía bắc dự án, diện tích khoảng 145 ha.
Đến hết quý IV/2025, dư án sẽ hoàn tất nghiệm thu, bàn giao; thanh quyết toán; khai thác, quản lý vận hành… theo quy định.
Tổng mức đầu tư của dự án là 9.625 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng khu đô thị là 7.402 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 490 tỷ đồng, chí phí quản lý là 1.397 tỷ đồng và chi phí xây hạ tầng khung là 336 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn tự có của nhà đầu tư tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư dự án. Còn lại là vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác
Nguồn: vietnammoi