Hyperion – Tòa nhà có “kiến trúc xanh” độc đáo ở Ấn Độ
Tòa nhà Hyperion ở New Delhi, Ấn Độ được kiến trúc sư người Bỉ Vincent Callebaut thiết kế, lấy cảm hứng từ một loại cây có tên Hyperion. Đây là cây cao nhất thế giới, đạt chiều cao 115 mét
Công trình thiết kế đặc biệt theo mô hình “tự cung, tự cấp”. Là tòa nhà sinh thái cao 36 tầng và gồm có 1.000 căn hộ, cùng với khu văn phòng và không gian làm việc, phòng tập thể dục, nhà hàng và hồ bơi.
Tòa nhà Hyperion được thiết kế với các trang trại trồng rau xanh và chăn nuôi nhỏ sản xuất trứng và sữa. Những loại cây nông nghiệp được trồng trên tòa nhà sẽ là các cây ngũ cốc, cây họ đậu như đậu và bí, để giúp không khí trong lành hơn.
Dự tính mỗi m2 ở trang trại này có thể sản xuất được 20 kg trái cây và rau hữu cơ. Sản phẩm thu được sẽ bán thông qua các cửa hàng thương mại tại địa phương.
Tòa nhà được trang bị các tấm năng lượng mặt trời. Năng lượng cho tòa nhà được tạo ra thông qua các tua-bin gió và hệ thống quang điện. Ngoài ra, sản phẩm nông nghiệp phụ từ các trang trại sẽ được chuyển thành khí metan để tạo ra năng lượng để sử dụng trong tòa nhà. Nước mưa sẽ được thu thập cho tưới tiêu và để bổ sung nước ngầm.
Công trình được dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay. Các kiến trúc sư cho biết, Hyperions là một dự án nông nghiệp bền vững có khả năng chống biến đổi khí hậu nhờ vào hệ sinh thái và môi trường lành mạnh của nó.
Nguồn: petrotimes.vn