Hà Nam xây dựng Cụm công nghiệp Yên Lệnh – Dự án LIC điển hình
Cụm công nghiệp Yên Lệnh sở hữu lợi thế vị trí chiến lược khi cách thủ đô Hà Nội 50km và tọa lạc trên trục quốc lộ 38B, dễ dàng kết nối đến các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình.
Vừa qua, Western Pacific Group đã tổ chức thành công lễ khởi công dự án cụm công nghiệp Yên Lệnh tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, thu hút nhiều nhà đầu tư đến tham dự.
Dự án Cụm công nghiệp Yên Lệnh được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 01/4/2022.
Dự án được kỳ vọng sẽ tạo thêm quỹ đất công nghiệp đa dạng cho các nhà đầu tư trong bối cảnh tỉnh Hà Nam luôn là địa phương nằm trong top thu hút đầu tư FDI bởi lợi thế vị trí cùng những thay đổi chính sách đầu tư hiệu quả, tạo môi trường đầu tư thông thoáng của lãnh đạo tỉnh. Cùng với đó, dự kiến khi cụm công nghiệp Yên Lệnh chính thức đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 2.000-2.500 lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất và dịch vụ tại dự án này.
Dự án Cụm công nghiệp Yên Lệnh nằm tại địa phận xã Chuyên Ngoại, xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, được biết đến là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, dễ dàng kết nối đến hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Theo phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Cụm công nghiệp Yên Lệnh được xây dựng với quy mô 69,09 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 45,25 ha, diện tích đất hành chính, dịch vụ là 3,62 ha, diện tích đất cây xanh, cảnh quan là 11,66 ha, diện tích đất hạ tầng kỹ thuật là 0,7 ha và 7,86 ha cho diện tích đất giao thông và bãi xe.
Nằm trên trục quốc lộ 38B, Cụm công nghiệp Yên Lệnh sở hữu lợi thế giao thông kết nối đến các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình và cách Thủ đô Hà Nội 50 km, cách cảng Yên Lệnh chỉ 700 m, thuận tiện kết nối với các nguồn hàng thông qua hệ thống đường thủy nội địa.
Dự án Cụm công nghiệp Yên Lệnh đã chính thức được khởi công vào cuối tháng 7 vừa qua, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 2.000-2.500 lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất, dịch vụ tại cụm công nghiệp Yên Lệnh.
Cụm công nghiệp Yên Lệnh tiếp tục được triển khai tại tỉnh Hà Nam theo định hướng phát triển hạ tầng đồng bộ, khép kín, là mô hình cụm công nghiệp kết nối với cảng thông qua trục đường chính rộng 69 m với 6 làn xe đường chính và 4 làn đường gom, phục vụ cho nhu cầu logistics lớn tại khu vực.
Nguồn cung lô đất tại Cụm công nghiệp Yên Lệnh được đánh giá có sự đa dạng và linh hoạt với các lô đất diện tích nhỏ chỉ từ 0,44 ha, dễ dàng đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với giá mua và chi phí vận hành chỉ bằng một nửa so với khu công nghiệp, các lô đất tại Cụm công nghiệp Yên Lệnh luôn có sức hút lớn với nhiều nhà đầu tư trong nước.
Western Pacific Group hiện vẫn đang tiếp tục mở rộng hệ sinh thái LIC tại nhiều tỉnh thành trọng điểm phía Bắc. Mới đây nhất, nhà phát triển các dự án thuộc Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC) tại Việt Nam cũng nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Đồng Văn V tại tỉnh Hà Nam và Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) tại Bắc Giang, hứa hẹn sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho các khách hàng đầu tư tại các dự án trong hệ sinh thái LIC.
Cùng với đó, với 2 dự án đang triển khai là Cụm công nghiệp Yên Lệnh tại Hà Nam và Khu công nghiệp Yên Phong II-A tại Bắc Ninh, mô hình Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC) của Western Pacific Group thể hiện rõ là sự kết hợp linh hoạt giữa xây dựng và phát triển hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng logistics và vận hành logistics để tạo nên giải pháp đồng bộ về hạ tầng, cung cấp những dịch vụ trọn gói cho các nhà đầu tư.
Các dự án trong hệ sinh thái LIC của Western Pacific Group sở hữu lợi thế vị trí khi thường nằm gần sân bay, cảng thủy hoặc trong các vùng công nghiệp tập trung, dễ dàng kết nối liên vùng thông qua các tuyến đường cao tốc và quốc lộ. Với mỗi dự án, Western Pacific Group đã tính toán và quy hoạch theo đặc điểm địa lý của các địa phương và kết hợp xây dựng những trung tâm logistics đồng bộ trong hệ sinh thái, rút ngắn quãng đường vận tải, tối ưu thời gian và chi phí trong hoạt động logistics một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, với hạ tầng khép kín, đồng bộ kết hợp với việc ứng dụng năng lượng tái tạo và công nghệ tiên tiến trong sản xuất và vận hành, các dự án LIC cũng góp phần vào quá trình “xanh hóa” khu công nghiệp khi làm giảm lượng phát thải, thúc đẩy việc chuyển đổi xanh tại Việt Nam.
Theo chuyên gia, quy mô thị trường logistics của Việt Nam hiện nay là 42 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành 14-16%/năm. Tuy nhiên, chi phí logistics tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa trong khi thế giới chỉ khoảng 10,6%, cho thấy chi phí logistics tại Việt Nam đang ở ngưỡng cao, khó có thể cạnh tranh với các nước khác trên thế giới và là rào cản cho việc phát triển hoạt động giao thương và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nguồn: moitruongvadothi.vn