Doanh nghiệp Nhật xếp hàng rời sản xuất sang Đông Nam Á

Các doanh nghiệp Nhật Bản đang cho thấy kế hoạch dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á nhằm giảm chi phí sản xuất cũng như tránh căng thẳng thương mại.

Nhà vận hành hãng thời trang Uniqlo Fast Retailing là một trong số nhiều doanh nghiệp may mặc Nhật Bản đang chuyển dần sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á nhằm tìm kiếm mức chi phí nhân công thấp hơn.

Theo thông tin từ Asian Nikkei Review, Fast Retailing hiện có kế hoạch mở nhà máy tại Indonesia vào đầu tháng 11 tới trong sự hợp tác với Toray Industries của Ấn Độ. Nhà máy này sẽ sử dụng nguyên phụ liệu của Indonesia thay vì nhập từ Trung Quốc như trước đây. Fast Retailing đang cố gắng thiết lập toàn bộ chu trình sản xuất tại khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng 60% địa điểm sản xuất chính của Uniqlo nhưng số lượng nhà máy của thương hiệu này tại Việt Nam và Indonesia cũng đang tăng lên. Triển vọng thuế thấp hơn trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong sản xuất.

Không chỉ có Fast Retailing, Onward Holdings cũng đã thành lập văn phòng tại Campuchia để thúc đẩy sản xuất tại đây. Hiện khoảng 60% số lượng nhà sản xuất theo hợp đồng của doanh nghiệp đặt tại Trung Quốc và con số này chưa đầy 10% tại khu vực Đông Nam Á.

Sau khi xem xét về mạng lưới logistic và chi phí lao động, vị Chủ tịch của Onward Holdings – Michinobu Yasumoto cho biết: “Chúng tôi sẽ dời sản xuất tới Campuchia, nơi phù hợp hơn so với Trung Quốc”.

Doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc khác của Nhật Bản là Adastria gần đây cũng bắt đầu sản xuất mọi thứ, từ sợ chỉ đến sản phẩm cuối cùng tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Khoảng 80% sản phẩm của công ty này đang được sản xuất tại Trung Quốc mục tiêu trong vòng 2-3 năm tới, tỷ lệ sản xuất tại Đông Nam Á sẽ đạt lên mức trên 30%.

Chi phí nhân công thấp hơn so với Trung Quốc là yếu tố thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản tới thị trường mới. (Ảnh minh họa)

Thống kê từ Hiệp hội sợi hóa học Nhật Bản cho biết Trung Quốc hiện chiếm khoảng 34%, tương đương hơn 158 tỷ USD xuất khẩu dệt may của toàn thế giới trong năm 2016. Tính đến nay, nền kinh tế này vẫn là nước xuất khẩu may mặc đứng đầu thế giới, sau đó là Bangladesh và Việt Nam. Mặc dù vậy, thị phần của Trung Quốc đã giảm 5% kể từ năm 2013 trong khi xuất khẩu từ Đông Nam Á gia tăng.

Không chỉ có doanh nghiệp Nhật Bản, bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang xem xét lại chuỗi cung ứng và có kế hoạch dịch chuyển cơ sở sản xuất sang khu vực Đông Nam Á và một số quốc gia có chi phí thấp khác.

Ông Dan Krassenstein, Giám đốc khu vực châu Á của ProconPacific trong chia sẻ với Reuters nhận định rằng hoạt động sản xuất sẽ được chuyển dần sang Nam Á và Đông Nam Á để hưởng chi phí thấp hơn cũng như chính sách giảm thiểu hoạt động sản xuất gây ô nhiễm từ chính quyền Trung Quốc.

Khoảng 5 năm trước đây, doanh nghiệp của ông sản xuất mọi sản phẩm tại Trung Quốc nhưng hiện đã phân bổ 22% cho Ấn Độ và 5-10% cho Việt Nam.

Ông Angelo Cheung, Giám đốc điều hành của Tập đoàn điện tử Nhật Bản Aoyagi hiện đang sản xuất tại Trung Quốc cho biết, một số đơn đặt hàng từ Mỹ đã bị tạm dừng vì sự không chắc chắn gia tăng.

“Chúng tôi đang đứng giữa một ngã tư nhưng tất cả chỉ là giải pháp về trung và dài hạn”, ông Cheung cho biết. Hiện doanh nghiệp này đang xem xét các lựa chọn khác nhau, bao gồm cả việc chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Việt Nam, Financial Times đưa tin.

Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp Đài Loan đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã đưa ra tín hiệu chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo thông tin từ Bloomberg.

Hãng tin này cho biết công ty cung cấp kinh kiện điện cho Apple có tên Delta Electronics mới đây tiết lộ sẽ bỏ ra 2,14 tỷ USD vào vụ thâu tóm một doanh doanh của Thái Lan, bước đệm để doanh nghiệp này mở rộng sản xuất tại đây.

Merry Electronics, công ty sản xuất tai nghe cho một số hãng như Bose, cũng cho biết khả năng chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Thái Lan và sẽ phục thuộc vào những động thái sắp tới của xung đột thương mại Mỹ-Trung.

Nguồn: vietnambiz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo