Điều chỉnh chủ trưởng đầu tư cơ sở chế biến rau, củ quả
Ngày 24/8/2020, dự án Cơ sở chế biến rau, củ, quả của Công ty TNHH Đông Phát Food đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 2194/QĐ-UBND chấp thuận cho phép điều chỉnh chủ trương mở rộng đầu tư.
Theo đó, tổng diện tích mặt đất sử dụng của 2 giai đoạn là 7.901,1 m2, nâng vốn đầu tư dự án từ 59.300.000.000 đồng (Năm mươi chín tỷ, ba trăm triệu đồng) lên 73.768.969.000 đồng (Bảy mươi ba tỷ bảy trăm sáu mươi tám triệu chín trăm sáu mươi chín ngàn đồng), trong đó Công ty TNHH Đông Phát Food góp 36.768.969.000 (Ba mươi sáu tỷ, bảy trăm sáu mươi tám triệu chín trăm sáu mươi chín ngàn đồng), số tiền còn lại công ty sẽ vay từ các tổ chức tín dụng.
Dự án Cơ sở chế biến rau, củ, quả tại ấp Tân Phước, xã Tân Bình, huyện Bình Tân được triển khai thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2018 dự án đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, xét thấy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ khoai lang ngày càng tăng, do đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty đã thực hiện mở rông thêm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Dự kiến đến tháng 12/2020, sẽ đưa giai đoạn 2 vào hoạt động, với công suất của cả 02 giai đoạn là:
– Khoai lang: với công suất sản xuất nguyên liệu 11.600 tấn/năm. Trong đó: sản xuất hàng trữ cấp đông nguyên liệu: 5.760 tấn/năm, hàng sấy: 5.400 tấn/năm.
– Các mặt hàng khác: mít, chuối, khoai môn…với công suất sản xuất nguyên liệu 3.600 tấn/năm.
Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở chế biến rau, củ, quả của Công ty TNHH Đông Phát Food sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế – xã hội như:
– Dự án phù hợp với chương trình, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và vùng nguyên liệu địa phương, đa dạng hoá sản phẩm, tiếp cận thị trường xuất khẩu. Tạo dựng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghiệp nông thôn.
– Nâng cao được giá trị sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu địa phương, tạo giá trị kim gạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước và đóng góp vào ngân sách Nhà nước qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời sẽ làm cho giá trị dịch vụ trong khâu khai thác vận chuyển nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm… tăng theo góp phần đa dạng hoá nền kinh tế của tỉnh.
– Tạo công ăn việc làm cho khoảng gần 61 lao động người địa phương, có mức thu nhập ổn định đủ đảm bảo nhu cầu cuộc sống và còn gián tiếp tạo thêm việc làm cho người lao động trong khâu khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
– Góp phần ổn định giá cả thu mua nguyên liệu đối với người nông dân được yên tâm và có lợi để có điều kiện mở rộng sản xuất hàng hoá góp phần vào mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Theo ipbc.vinhlong