Chống nóng bằng vật liệu mới
4 vật liệu chống nóng hiện nay
Phim cách nhiệt chống nóng và tiết kiệm điện cho nhà cao tầng là loại vật liệu mới xuất hiện trên thị trường với tên gọi là Window Film. Trước đây, cách thường làm để chống nóng, tránh ánh sáng mặt trời qua các ô cửa là dùng các loại rèm chắn. Thực tế cho thấy rèm cửa không cản được bao nhiêu tia tử ngoại có hại cho làn da, không gian thường ngột ngạt, phải cần đến đèn và máy điều hòa không khí… Window Film có kết cấu mỏng, bằng hợp chất đặc biệt dùng để dán lên cửa kính tòa nhà.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất Window Film, Hãng 3M (Mỹ) thì sản phẩm này chống lại tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời vì chúng loại bỏ 99% tia này. Chúng làm việc như một tấm lá chắn, tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị hất ngược trở ra. Ngoài ra, Window Film giảm đáng kể độ chói lóa màn hình máy vi tính và tạo nét thẩm mỹ cho kiến trúc công trình, ngăn tốc độ bạc màu của đồ đạc, tác phẩm nghệ thuật… Trong trường hợp kính vỡ, những mảnh vụn không văng tung tóe mà sẽ dính lại trên phim.
Ở Việt Nam, người tiêu dùng biết đến Window Film từ hai năm nay và dán ô tô là chủ yếu. Dần dần, những nhà đầu tư, thiết kế, xây dựng bắt đầu tính đến dùng Window Film cho các công trình, tương đối phổ biến là loại P18AR Scotchtint Window Film hiện có bán tại các đại lý vật liệu xây dựng.
Hệ thống sản phẩm sơn chống nóng Kenee là loại vật liệu mới được sử dụng trên các loại mái như: tôn, ngói, bê tông, tường ngoài, ống và các bồn chứa bằng kim loại, thậm chí thí nghiệm quét sơn Kenee vào rổ mây có thể dùng để nuôi cá. Sản phẩm bao gồm: sơn chống nóng, vật liệu sơn phủ chống thấm, matex cách nhiệt, sơn trang trí, vật liệu phát quang. Trong đó, sơn chống nóng (KP01) có đặc điểm là không hấp thụ nhiệt, tản nhiệt nhanh, hệ số truyền nhiệt thấp giúp giảm nhiệt độ bề mặt từ 12 – 200C, tiết kiệm được điện năng tiêu thụ 18,6%. KP01 chịu được chùi ướt 550 lần, lau chùi khô 19.000 lần và độ bám dính cao hơn loại sơn nước thông thường khác 60 lần.
Khi phối hợp KP01 với vật liệu sơn phủ chống thấm (KP02) sẽ có hiệu quả chống nóng – chống thấm kết hợp lâu dài và ổn định. KP02 là sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ “Nanometer” tiên tiến hiện nay, có độ thẩm thấu cao, tính đàn hồi tốt. Sản phẩm không có chất độc hại, thi công đơn giản, màu sắc đa dạng, đặc biệt thích hợp sử dụng cho sàn bê tông, tường ngoài, phòng vệ sinh, tầng hầm… Sau khi khô tạo thành lớp màng chống thấm bền vững, độ bền trên 10 năm.
Tấm nhựa polynum cấu tạo từ nhựa chứa các túi khí nhỏ lấm tấm như những hạt; trên bề mặt phủ một hay hai lớp nhôm mỏng nguyên chất để cách nhiệt bức xạ mặt trời theo phương pháp phản nhiệt. Tấm này trải áp dưới các dạng mái như ngói, tôn và các loại tấm lợp khác. Tấm polynum dày 0,5 cm, có thể thi công làm mới hay đóng trên mái nhà hiện hữu. Tấm nhựa mút mỏng 3 – 5 ly, bề mặt giả như lớp nhôm, thường gọi là tấm OPP (giá từ 30.000 – 45.000 đồng/m2 – lót một lớp nhôm). Để giảm nhiệt, nhà sản xuất đã ép dính lớp nhựa PU (polyurethane) dày 1,6 cm dưới tôn để cách nhiệt. Ngoài ra, nhờ lớp PU phẳng, trắng đục dưới tôn mà có thể lộ như một cách trang trí, không phải làm trần. Nếu mái tôn cũ là loại thông thường, có thể dùng tôn có lớp PU đóng trần để cản sức nóng lan xuống phòng.Với nhà lợp tôn, không nên dùng lớp xốp để ngăn giữa mái tôn và trần nhựa vì lớp xốp này giữ nhiệt rất lâu làm nhà nóng hơn. Giá một tấm mạ màu PU một lớp nhôm: 88.000 – 100.000 đồng/m2.
Gạch hourdis, gạch bọng chống nóng 8 lỗ hay gạch chữ U là loại vật liệu dùng lát trực tiếp trên mặt bê tông và bên trên có thể láng vữa lát gạch tàu, gạch men… bình thường. Chính các lỗ rỗng trong viên gạch đã làm giảm sức hấp nhiệt. Trên sân thượng có thể dùng gạch nung hourdin hay các tấm đan đúc sẵn kích thước 40 x 40 cm đục nhiều lỗ nhỏ. Khi chống nóng, chỉ việc gác hờ lên các đường gạch xây cao 30 – 40 cm tính từ nền mái bằng chính. Khi thi công đường thoát nước phải tạo được bề mặt có độ nghiêng để thoát nước tốt và tránh ảnh hưởng tới công trình khác (giá 4.500 – 5.000 đồng/viên).
Nguồn: Cafeland