Chính phủ Nhật chi 223 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp mở thêm nhà máy tại Đông Nam Á

Theo báo Nikkei, với các doanh nghiệp lớn, chính phủ Nhật chấp nhận chịu khoảng một nửa chi phí cần thiết để doanh nghiệp Nhật có thể xây dựng được nhà máy tại Đông Nam Á.

Nhật sẽ đẩy mạnh đầu tư tiền cho chương trình khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng hiện đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo báo Nikkei, với các doanh nghiệp lớn, chính phủ Nhật chấp nhận chịu khoảng một nửa chi phí cần thiết để doanh nghiệp Nhật có thể xây dựng được nhà máy tại Đông Nam Á. Còn với doanh nghiệp Nhật, tỷ lệ này có thể lên đến 2/3. Chương trình trợ cấp này áp dụng với những sản phẩm mà hoạt động sản xuất thường tập trung chủ yếu tại một nước.
Mục tiêu của điều này là giúp doanh nghiệp mở rộng được số lượng các quốc gia mà họ có hoạt động chứ không chỉ phụ thuộc vào riêng một nước nào đó. Dù rằng Trung Quốc không được nhắc đến trực tiếp trong kế hoạch này, mục tiêu chính của phía Nhật chính là giảm sự phụ thuộc vào đây.
Trong tháng này, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga sẽ chính thức thông báo về kế hoạch chuyến thăm của ông tới Việt Nam, điều này cho thấy tầm quan trọng của các nước Đông Nam Á trong chiến lược chính sách ngoại giao của Nhật. Chuyến đi của ông đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, sẽ có cả nội dung kêu gọi các biện pháp tăng cường đầu tư vào khu vực này.
Chương trình mà phía Nhật đưa ra mới đây được tính toán để hỗ trợ cho các dự án mở rộng sản xuất tại các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, phía Nhật cũng không hề nói đến việc sẽ rút hẳn khỏi một nước nào đó, ở đây được hiểu là Trung Quốc.
Chiến lược mà phía Nhật tính đến chính là xây dựng nhà máy tại Đông Nam Á nhưng cùng lúc vẫn duy trì hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, đây sẽ là hình thức phù hợp nhất. Trong kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa địa điểm sản xuất
Phía Nhật đã không nhắc cụ thể đến Trung Quốc bởi làm vậy sẽ có thể khiến cho Tokyo phải chịu chỉ trích rằng đang cố gắng “bóp méo” thương mại tự do.
Giáo sư ngành kinh tế chính trị quốc tế tại đại học Kansai, ông Yorizumi Watanabe, khẳng định kế hoạch này cũng không vi phạm gì các quy tắc của WTO miễn rằng nó có những tiêu chuẩn rõ ràng khách quan về việc hỗ trợ chứ không phải trợ cấp đặc thù cho các doanh nghiệp.
Nhìn từ góc độ chi phí, Đông Nam Á có thể coi như điểm đến thu hút rất nhiều các nhà sản xuất. Mức lương tính theo năm trung bình tại Indonesia và Việt Nam lần lượt ở mức 5.956USD và 4.041USD trong khi đó tại Trung Quốc con số này gần 10.000USD, theo tính toán của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật (JETRO).
Ngay cả từ trước khi trở thành Thủ tướng, ông Suga đã nói đến việc cần phải giải quyết tình trạng chuỗi cung ứng quá phụ thuộc vào một số nước đặc thù, ông nói đến việc một số hãng xe buộc phải đóng cửa nhà máy bởi họ không thể mua được phụ tùng trong những ngày đầu của đại dịch.
Chính phủ Nhật sẽ dành riêng ra một khoản tiền trong kế hoạch ngân sách bổ sung để chi tiêu cho kế hoạch này. Trong bản kế hoạch ngân sách bổ sung năm tài khóa 2020, chính phủ Nhật dành ra 223 triệu USD nhằm giúp doanh nghiệp chuyển sản xuất khỏi Đông Nam Á nhằm mở rộng chuỗi cung ứng của họ. Chính phủ Nhật đã cấp phép cho 30 dự án trong đợt xét duyệt lần đầu kết thúc vào tháng 6/2020.
Thế nhưng chương trình này không được biết đến nhiều và quy mô không lớn bằng chương trình khác đặt mục tiêu tăng cường sản xuất tại nội địa Nhật. Chương trình khuyến khích sản xuất tại nội địa Nhật có quy mô lớn gấp 10 lần, chi phí cho chương trình ước tính lên đến 20 tỷ yên, 57 dự án đã được cấp phép và 544 triệu USD đã được duyệt chi.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc cũng như việc chậm trễ trong cung cấp khẩu trang và nhiều loại hàng hóa cần thiết khác trong đại dịch đã cho thấy rủi ro của việc phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng Trung Quốc.
Nguồn:nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo