Cần hoàn thiện nhiều “lỗ hổng” trong cơ chế bảo vệ nhà đầu tư
Để nhà đầu tư tái đầu tư và mở rộng đầu tư, IFC khuyến nghị phải đảm bảo các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư được thực hiện ở những chuẩn mực cao nhất.
Theo đó khuyến nghị về đảm bảo hoạt động đầu tư từ giai đoạn trước, trong, sau đầu tư đã được IFC chỉ ra một cách cụ thể trong khuôn khổ Chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2020 – 2030.
Một số báo cáo gần đây đã chỉ ra, quan điếm của nhà đầu tư về tình trạng thiếu minh bạch và không áp dụng nguyên tắc đối xử công bằng trong thủ tục cấp phép kinh doanh.
Cụ thể, một khảo sát của thành viên Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) ở khu vực ASEAN vào tháng 3 năm 2017 cho thấy việc thực thi luật pháp ờ Việt Nam là một trong nhừng rảo cản hàng đầu đối với nhằ đầu tư Hoa Kỳ tại việt Nam. Theo đó, báo cáo này cũng đề cập về việc thực hiện các quy đjnh một cách thiếu công bẫng, bất bình đẳng.
IIA hiện đại đồng nghĩa với cam kết cao
Trong bối cảnh tất cả các hiệp định đầu tư (IIA) được rà soát, đều đã có chuẩn mực FET, việc đưa vào chuẩn mực này vào luật pháp trong nước có 3 ý nghĩa chính. Một là, bảo đảm có chuẩn mực về công bằng trong đối xử với cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước; Hai là, quy định rõ về phạm vi của các chuẩn mực đối xử công bằng (FET); Ba là,góp phần thực thi tốt hơn chuấn mực này ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết tống cộng 62 IIA, trong đó 47 hiệp định đã có hiệu lực. Trong số 6 IIA hiện đại mới ký kết của Việt Nam được rà soát, gồm Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), FTA EU-Viẹt Nam, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), BIT (Hiệp định thương mại song phương) Việt Nam – Vương quốc Anh, BIT Việt Nam – Hy Lạp, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, đây là các IIA được rà soát).
Các IIA hiện đại thiết lập các chuẩn mực rõ ràng về cách đối xử và bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài trước các rủi ro chính trị xuất phát từ hành vi trái luật pháp của chính quyền trong khi vẫn bảo đảm sự linh hoạt hợp lý về chính sách của nước sở tại đối với những vấn đề hợp pháp, đồng thời quy định thủ tục trọng tài chi tiết giữa nhà đầu tư và nhà nước để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực thi hiệu quả những biện pháp bảo đảm này.
Về chuẩn mực đối xử, những IIA được rà soát áp dụng các chuẩn mực cao phố biến đối với nhiều IIA hiện đại hơn khác trên toàn cầu. Cụ thể, đó là không phân biệt đối xử, các bảo đảm về chuẩn mực đối xử công bằng (FET) đối với nhà đầu tư, bảo vệ nhà đầu tư trước hành vi sung công trực tiếp và gián tiếp; chuyến tiền đến và đi liên quan đến đầu tư; cho phép giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS).
Những IIA như CPTPP có chuẩn mực cao hơn các IIA trước đây mà Việt Nam từng tham gia đàm phán, như có nhiều điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư (ISDS) chi tiết hơn đế tạo điều kiện cho các Chính phủ có nhiều biện pháp bảo vệ hơn trước các vi phạm của nhà đầu tư. CPTPP có cơ chế sàng lọc những trường hợp khiếu nại nhỏ, ngăn chặn các hội đồng trọng tài đưa ra quyết định về những vấn đề nhạy cảm vốn là ỉĩnh vực riêng của nhà nước, đưa ra các cơ chế để tạo điều kiện cho các chính phủ xây dựng nhữngcách hiểu ràng buộc các hiệp đinh, cho phép các Chính phủ khác ngoài Chính phủ bị kiện tham gia vào thủ tục ISDS v.v. Tuy nhiên, những biện pháp bảo vệ này không được đưa vào hầu hết các IIA hiện đã có hiệu lực ở Việt Nam.
Luật quy định… yếu
Nhìn một cách tổng quan, qua khảo sát không phát hiện thấy rủi ro lớn nào đối với nhà đầu tư hay được nêu trong các cuộc gặp với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nội dung bảo vệ nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 yếu hơn so với các IIA thế hệ mới.
Luật Đầu tư 2014 (LĐT) là bộ luật quan trọng nhất về đầu tư nước ngoàí của Việt Nam. Luật Đầu tư đưa ra các biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài đế tránh những hành ví sung công bất hợp pháp, những hạn chế về chuyến tiền và giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quổc tế. Luật này quy định bảo đảm về đâu tư cho tất cả các khoản đầu tư ở Việt Nam không phân biệt giữa tài sản hữu hình và vô hình” trong Luật Đầu tư.
Theo nhận định của IFC, Luật đầu tư của một quốc gia thường Ià một trong những công cụ pháp lý đầu tiên mà nhà đầu tư tiềm năng xem xét và do vậy điều quan trọng là luật này phải thế hiện những biện pháp bảo đảm quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm nhất – ngay cả khi đã có những văn bản pháp lý khác đã có quy định. Theo nghĩa nào đó, luật đầu tư toàn diện có thế là một công cụ mạnh mẽ đế “xúc tiến” đầu tư, nếu có tiêu chuẩn bảo vệ cao.
Tuy nhiên, quy định về sung công trong Luật Đầu tư không bảo đảm việc bảo vệ nhà đầu tư tránh hành vi sung công trực tiếp và gián tiếp. Luật cũng không quy định rõ rằng về việc sung công sẽ không có sự phân biệt đối xử, tuân thủ nguyên tắc đối xử công bẳng trong sung công, báo đảm đền bù nhanh chóng, hiệu quả, đầy đủ. Đây là những yêu cầu chính của các quy định về sung công theo chuẩn thông lệ tốt và trên thực tế cũng được quy định tại các IIA được rà soát.
Báo cáo Môi trường đâu tư của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 2017 cho biết hiện có 2 trường hợp sung công đối với đâu tư của Hoa Kỳ chưa được đền bù thỏa đáng. Theo những báo cáo này, điều đặc biệt quan trọng là các quy chế bảo đám về sung công sẽ được tăng cường cả từ khía cạnh pháp lý và thực thi.