Báo cáo tóm tắt: Tình hình triển khai dự án xây dựng công nghiệp Q3.2023
Tốc độ tăng trưởng GDP cùng kỳ của Quý 3 năm 2023 chỉ cao hơn các năm 2020 và 2021 nhưng đang có xu hướng tích cực (Quý 1 tăng 3.32% svck, Quý 2 tăng 4.14% svck, Quý 3 tăng 5.33% svck). Trong khi đó Quý 1, Quý 2 và Quý 3 đều kém hơn so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung GDP 9 tháng đầu năm 2023 tăng 4.24%, chỉ cao hơn so với 9 tháng năm 2020 và 2021 (lần lượt là 2.12% và 1.42%). Trên thế giới nhu cầu tiêu dùng còn thấp, hàng rảo bảo hộ tăng, nhiều quốc gia vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, rủi ro trên thị trường tài chính, bất động sản vẫn còn cao do đó kinh tế VIệt Nam cũng bị ảnh hưởng không ít. Nhìn chung kinh tế Việt Nam năm nay gặp nhiều khó khăn nhưng hiện tại đang được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
9 tháng đầu năm 2023 Việt Nam có 2.254 dự án được cấp phép. Tăng 67% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận trong giai đoạn 9 tháng đầu năm nay tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, vốn đăng ký cấp mới cũng tăng 43% và vốn điều chỉnh lại giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy các nhà đầu tư mới rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và lựa chọn Việt Nam cho điểm đến lý tưởng.
Theo dữ liệu IIP 9 tháng đầu năm 2023 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (0.3% so với 9 tháng đầu năm 2022). Chỉ số IIP của nhóm ngành chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải đều có xu hướng tăng nhẹ (lần lượt là 0.2%, 2.6% và 4.9%). Chỉ có riêng ngành khai khoáng có chiều hướng giảm (giảm 3%). Bên cạnh đó, chỉ số PMI của Việt Nam ghi nhận gần đạt 50 điểm (49.7) tại thời điểm tháng 9 năm 2023, thấp hơi so với tháng 8 (50.5 điểm). Thực tế thì từ đầu năm 2023 đến nay, chỉ có PMI tháng 2 (51.2 điểm) và tháng 8 (50.5 điểm) là trên 50 điểm, các tháng còn lại chỉ số này đều dưới mốc 50đ. Có thể lý giải bởi các đơn hàng cho dịp cuối năm thường sẽ bắt đầu vào tháng 8, việc này sẽ dẫn đến PMI tháng 8 tăng và các tháng sau xuất khẩu sẽ tăng.
Tình hình các dự án xây dựng công nghiệp được cấp phép trong 09 tháng đầu năm 2023
Số lượng dự án cấp mới cũng như lượng vốn thu hút trong 9 tháng đầu năm 2023 tăng gần gấp đôi so với 9 tháng năm 2022. Có thể thấy rằng thị trường Việt Nam đang có tiềm năng nổi bật và sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo dữ liệu HOUSELINK thu thập được, trong 9 tháng đầu năm 2023, các dự án nhà xưởng chiếm tỉ lệ cao hơn các dự án thuê đất. Bên cạnh đó, số lượng dự án nhà xưởng 9 tháng đầu năm 2023 cũng tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Việc xu hướng xây dựng nhà xưởng ngày càng tăng bởi đa số các Nhà đầu tư khi chuyển sản xuất đến Việt Nam đều đã có đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu sang các nước như Mỹ, châu Âu. Do đó cần rút ngắn thời gian đi vào sản xuất tại Việt Nam và nhà xưởng là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Tổng quan tình hình các dự án công nghiệp chuẩn bị xây dựng tại Việt Nam
Chúng tôi tập trung phân tích những dự án đầu tư từ nguồn vốn FDI và DDI có vốn đầu tư từ 2 triệu usd trở lên đã được chúng tôi xác thực trên hệ thống HOUSELINK, bao gồm các dự án đang triển khai hoạt động xây dựng và đang thực hiện các bước chuẩn bị xây dựng (như chuẩn bị dự án, thiết kế, chọn thầu).
Theo dữ liệu hệ thống của HOUSELINK, chúng tôi ghi nhận về mặt số lượng, dự án mở rộng và dự án xây mới có sự chênh lệch khá lớn về tổng mức đầu tư nhưng số lượng dự án lại không chênh nhiều. Trong đó các dự án xây dựng mới chiếm tỷ lệ cao hơn cả về mặt số lượng và tổng mức đầu tư. Cả 2 loại hình xây dựng đều có sự xuất hiện của các dự án lớn tuy nhiên số lượng không quá lớn. Qua việc thu hút các dự án mới cùng với mức vốn vượt trội so với các dự án mở rộng có thể thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư mới khi tham gia sản xuất cùng với tiềm năng phát triển lớn tại thị trường Việt Nam.