Báo cáo đầu tư chuỗi cung ứng ngành điện – điện tử Việt Nam Q1/2023
Sau năm 2021 GDP thế giới ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid nhờ việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin, khôi phục giao thương kinh tế thì sang năm 2022, kinh tế thế giới lại chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh quân sự giữa Nga – Ukraine dẫn tới giá năng lượng, nhiên liệu và lạm phát tăng cao.
FDI thế giới đang có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2017 đến 2021. Năm 2020 là sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đến hầu hết các nước trên thế giới khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng bước sang 2022, khi các loại vắc xin phòng chống Covid được áp dụng đã giúp chúng ta phần nào ổn định hơn để vực dậy được nền kinh tế.
Ngành điện, điện tử là một trong những ngành có sự phát triển nhanh và mạnh nhất trên thế giới trong những năm qua. Với sự đa dạng về loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng như sự đổi mới về công nghệ sản xuất, ngành điện, điện tử đã, vẫn đang và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và hoạt động thường ngày trong kỷ nguyên số hiện tại. Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong các năm gần đây vẫn là Trung Quốc với tỉ lệ nhiều hơn hẳn so với các nước còn lại.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 ước tính tăng 8.02% so với cùng kỳ năm trước theo tính toán của Tổng cục thống kê (TCTK). Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ một thập kỷ vừa qua. Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp với các cú sốc lạm phát ở nhiều quốc gia ở thời điểm đầu năm 2022 và Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng sau đại dịch thì con số tăng trưởng này là vô cùng ấn tượng cho thấy kinh tế đang có khởi sắc rất rõ nét.
Riêng ngành điện tử, giá trị xuất khẩu ngành điện tử vẫn đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt năm 2020, đây là năm ảnh hưởng của Covid diễn ra nghiêm trọng nhất, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội người dân phải làm việc online tại nhà, nên lượng tăng trưởng điện tử tăng đột biến để có thể đáp ứng nhu cầu công việc trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng năm 2022 đã bị chậm lại do đợt cuối năm các đơn hàng bị giảm.
Các yếu tố tác động tới đầu tư ngành điện tử tại Việt Nam
Điện tử là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động (chỉ sau ngành dệt may và da giày đối với khối doanh nghiệp FDI), do đó lực lượng lao động luôn là vấn đề nhức nhối.
Theo Nghị định số 31/2021/ND-CP, Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử là một trong những ngành nghề được khuyến khích và được hưởng ưu đãi khi đầu tư của Chính phủ. Ngoài ra những dự án đầu tư có vốn lớn hơn 6.000 tỷ VNĐ (tương đương khoảng 250 triệu USD) – các dự án lắp ráp lớn đầu tư vào Việt Nam trong ngành điện tử theo thống kê của HOUSELINK thường có mức vốn tương tự, cũng được hưởng ưu đãi đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam.
Hạ tầng bất động sản công nghiệp Việt Nam
Số lượng dự án đầu tư vào ngành điện-điện tử thể hiện đà tăng liên tiếp nhưng giảm vào giai đoạn dịch bệnh Covid-19, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn nhưng hai tháng đầu năm 2023 quy mô vốn đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại
Nhìn vào đồ thị mô tả tình hình thu hút đầu tư ngành Điện-điện tử từ năm 2013, số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng khá đều đặn trong giai đoạn từ 2013 đến 2019. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt tới 21.25% trong giai đoạn này, đạt đỉnh vào năm 2019. Tuy nhiên khi dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng và gây hậu quả rõ rệt tại Việt Nam (bắt đầu từ đầu năm 2020) cùng với ảnh hưởng từ kinh tế-chính trị thế giới, Việt Nam ghi nhận số lượng dự án giảm liên tục trong ba năm 2020, 2021, 2022. Sang đến đầu năm 2023 số lượng dự án vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Miền Bắc nổi trội về thu hút dầu tư ngành Điện-điện tử
Xét về số lượng dự án hay quy mô vốn đăng ký đầu tư, miền Bắc vẫn đang chiếm tỷ trọng áp đảo trong số ba vùng miền với hơn 78% số lượng dự án của ngành tập trung ở miền Bắc. Do vậy các dự án quy mô vốn lớn đa phần đều chọn các tỉnh miền Bắc làm địa điểm đầu tư, với hơn 81% lượng vốn đầu tư đổ vào miền Bắc đã khẳng định định hướng phân chia ngành nghề thu hút đầu tư khá rõ nét ở ba miền. Với tỷ lệ chiếm đa số như vậy, miền Bắc đang là vùng miền định hình xu hướng thu hút của cả nước trong ngành Điện-điện tử.
Chuỗi cung ứng đầu tư tương đối đầy đủ nhưng mạnh về sản xuất, gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện
Theo dõi tình hình đầu tư ngành Điện-điện tử tại Việt Nam từ năm 2013 đến nay, chúng tôi nhận định việc đầu tư được trải rộng tương đối đầy đủ vào ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất và gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện và lắp ráp gia công, hoàn thiện sản phẩm. Trong đó gần lĩnh vực sản xuất và gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Các dự án gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm chỉ chiếm tỉ lệ ít về số lượng dự án nhưng quy mô vốn lại lớn. Điều này cho thấy Việt Nam đã thu hút nhiều dự án gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với quy mô lớn.
Top 10 dự án đầu tư nổi bật.
Nguồn: HOUSELINK