Báo cáo đầu tư chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam Q1/2023
Sau năm 2021 GDP thế giới ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid nhờ việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin, khôi phục giao thương kinh tế thì sang năm 2022, kinh tế thế giới lại chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh quân sự giữa Nga – Ukraine dẫn tới giá nguyên-nhiên liệu và lạm phát tăng cao. Những tháng đầu năm 2023 tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi lạm phát được dự báo dù giảm vẫn sẽ ở mức cao, nhu cầu giảm, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán ở mức thấp hơn so với năm 2022.
Quy mô ngành dệt may toàn cầu vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng. Năm 2020, năm mà dịch Covid-19 khiến khủng hoảng nền kinh tế của toàn cầu diễn biến mạnh nhất khiến hầu hết các ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và dệt may cũng không phải ngoại lệ. Nhưng tình hình đã trở nên khả quan hơn khi hầu hết các nước mở cửa trở lại sau dịch vào năm 2022.
Tính riêng ngành dệt may, giá trị xuất khẩu ngành này vẫn đang có xu hướng tăng trưởng. Do ảnh hưởng của đại dịch covid nặng nhất năm 2020 khiến giá trị xuất khẩu bị giảm nhưng từ năm 2021 cho đến nay, xuất khẩu ngành dệt may đang trên đà hồi phục. Đặc biệt là năm 2021, cùng với sự ra đời của vắc xin Covid-19 khiến nền kinh tế được ổn định, mức tăng trưởng của các sản phẩm dệt may và xơ, sợi dệt các loại đều tăng. Tình hình tăng trưởng vẫn duy trì cho đến năm 2022. Nhưng sang đến Quý 1 năm 2023, giá trị tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm dệt, may và sản phẩm xơ, sợi dệt các loại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022 (giảm tương ứng 17.4% và 33.9%). Điều này xảy ra chủ yếu do tình trạng các đơn hàng bị giảm bởi nhu cầu tại các nước xuất khẩu chính là EU, Hoa Kỳ giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng mới.
Hiện tại và trong tương lai tới, Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn dân số vàng với cơ cấu người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhưng nếu không có chính sách quản trị hợp lý thì việc thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động tay nghề cao trong ngành sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện tại do việc giảm đơn hàng dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp dệt may phải cắt giảm nhân sự và giải thể nhiều.
Hạ Tầng Bất Động Sản Công Nghiệp Việt Nam có thể thấy vị trí địa lý cũng là mối quan tâm của đa số các nhà đầu tư khi xây dựng khu công nghiệp. Các Khu công nghiệp ở mỗi vùng miền đều có một lợi thế vị trí khác nhau. Ở miền Bắc, có nhiều các Khu công nghiệp gần với đường cao tốc thì miền Trung với lợi thế giáp với biển nên có vị trí thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu và giao thương hàng hóa tại các cảng biển.
Tình hình dự án đầu tư ngành dệt may
Đầu tư vào ngành dệt may đã qua giai đoạn tăng trưởng mạnh. Thời điểm trước dịch xu hướng thu hút đầu tư đã bắt đầu có sự suy giảm nhưng không quá đáng kể. Kể từ sau khi dịch Covid-19 ảnh hưởng đã kéo theo sự đi xuống cả về vốn lẫn số lượng dự án trong việc thu hút đầu tư ngành Dệt may của Việt Nam.
Miền Nam nổi trội trong việc thu hút đầu tư các dự án ngành Dệt May
Có thể thấy rõ ràng, Miền Nam từ trước đến nay vẫn luôn là trọng điểm thu hút đa số các dự án ngành Dệt May. Bên cạnh đó, các dự án dệt may tại Việt Nam phần lớn là các dự án gia công. Xếp sau miền Nam, miền Bắc là khu vực thu hút ngành Dệt May đứng thứ 2.
Theo dõi tình hình đầu tư ngành Dệt may tại Việt Nam từ năm 2013 đến nay, chúng tôi nhận định việc đầu tư được chú trọng chủ yếu vào các dự án gia công hàng may mặc, trang phục (theo số lượng dự án). Còn đối với các dự án có vốn đăng ký lớn, tập trung chủ yếu vào các dự án nguyên liệu đầu vào là vải dệt, sợi, chỉ may, tiếp theo là các dự án gia công hàng may mặc, trang phục. Do chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng đầu tư, hạng mục gia công đang bổ nhiều và đồng đều ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Các dự án về nguyên liệu đầu vào và nguyên liệu thô sơ chủ yếu tập trung tại khu vực miền nam. Các dự án dệt nhuộm đang bị hạn chế đầu tư nhiều tại Việt Nam do vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.
Đọc và tương tác báo cáo định dạng PBI:
Truy cập để đọc báo cáo tóm tắt tại đây!
Nguồn: HOUSELINK