Việt Nam là 1 trong 3 thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á, và là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Chi phí thấp và các quy định khuyến khích đầu tư chỉ là một trong nhiều yếu tố thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết 11 lý do vì sao nên đầu tư ở Việt Nam.
1. Địa thế chiến lược
Nằm giữa trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu địa thế chiến lược đặc biệt. Không chỉ gần các thị trường Châu Á khác, Việt Nam còn có vị trí tiếp giáp nước láng giềng đáng chú ý là Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu bờ biển dài, giáp liền biển Đông, gần với các tuyến vận tải chính của thế giới, là điều kiện hoàn hảo cho quá trình thương mại.
Hai thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, thủ đô Hà Nội, nằm ở phía Bắc, có cơ hội kinh doanh rất thuận lợi. Thành phố Hồ Chí Minh, có dân số lớn nhất, nằm ở phía Nam, được gọi là “thánh địa” công nghiệp của Việt Nam.
2. Hoạt động kinh doanh càng thuận lợi hơn qua các năm
Việt Nam đã có nhiều sửa đổi quy định của mình để quá trình đầu tư vào nội địa diễn ra minh bạch hơn.
Điều này tạo nên khía cạnh khá dễ dàng trong kinh doanh, năm 2016, Việt Nam xếp hạng 82/181. So với năm trước, vị trí trong bảng xếp hạng đã được cải thiện lên 9 bậc.
Sự gia tăng này là kết quả của sự cải tiến một số quá trình kinh doanh. Ví dụ, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chính phủ đã thực hiện cải tiến để thủ tục về điện và nộp thuế diễn ra dễ dàng hơn.
Dựa vào các mô hình kinh tế, Trading Economics dự báo Việt Nam sẽ tăng thứ hạng 60 vào năm 2020. Do đó, triển vọng kinh doanh tại Việt Nam trong tương lai đang rất cực kỳ hứa hẹn.
3. Các hiệp định thương mại
Một minh chứng khác cho thấy sự cởi mở đối với nền kinh tế toàn cầu là rất nhiều hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết để thu hút thị trường.
• Thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
• Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
• Hiệp định Thương mại song phương (BTA) ký kết với Hoa Kỳ
• Hiệp định FTA Việt Nam – EU (có hiệu lực vào đầu năm 2018)
Tất cả các hiệp định này đều cho thấy Việt Nam đang mong muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và sẽ tiếp tục ký kết các thương mại khác với nhiều nước.
4. Tốc độ GDP ổn định
Trong một vài thập kỉ trước, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Sự phát triển nhanh chóng bắt đầu do công cuộc cải cách vào năm 1986. Và tốc độ tăng trưởng tiếp tục tăng nhanh từ năm 2000.
Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ GDP tại Việt Nam thường ổn định ở mức 6,46% kể từ năm 2000.
Nguồn: Báo Công Thương
5. Mở cửa với nhà đầu tư nước ngoài
Những thuận lợi về địa lý và tốc độ phát triển kinh tế không phải là những ưu tiên duy nhất đối với các
nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam luôn mở cửa và khuyến khích chào đón các nhà đầu tư vốn nước ngoài (FDI) thông qua các hành động cập nhật, điều chỉnh các quy định đầu tư.
Chính phủ Việt Nam ban hành một số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một số khu vực địa lý hoặc lĩnh vực đặc biệt quan tâm, ví dụ như các
doanh nghiệp công nghệ cao hoặc chăm sóc sức khoẻ. Những lợi ích về thuế bao gồm:
• Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn hoặc được miễn thuế
• Miễn thuế nhập khẩu, ví dụ như nguyên vật liệu
• Giảm hoặc miễn thuế sử dụng đất
Vào tháng 7.2015, Việt Nam thông qua nghị định 60/2015 cho phép các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư nhiều hơn một khu vực so với trước đó.
Theo chính phủ, năm 2016, Việt Nam đã thu hút 24.4 triệu USD đầu tư nước ngoài. Trong đó, có sự đóng góp không hề nhỏ từ các tập đoàn khổng lồ như Samsung, Nestle và LG.
6. Việt Nam sẽ là “Trung Quốc kế tiếp”?
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã nâng nước này từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình trong ba thập kỷ qua. Theo dự đoán của các nhà phân tích kinh tế, nếu mỗi năm tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục ổn định ở con số gần 7%, sự phát triển kinh tế của Việt Nam có thể được so sánh với những gì nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua cách đây một thập kỉ.
Chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc cũng làm cho sản phẩm tăng giá, điều này tạo cho Việt Nam cơ hội tốt để trở thành trung tâm sản xuất sản phẩm tiếp theo thông qua lượng nhân công phổ thông. Các ngành công nghiệp đã từng nở rộ ở Trung Quốc hiện đang chuyển đến Việt Nam.
Ví dụ, Việt Nam đang trở thành điểm nóng của sản xuất thay vì Trung Quốc. Ngoài các ngành sản xuất hàng đầu như dệt may, ngành sản xuất của Việt Nam cũng đang hướng tới công nghệ cao hơn.
7. Sự gia tăng dân số
Với hơn 95 triệu dân số, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 14 về số lượng dân số lớn nhất thế giới. Theo đo lường từ Worldometers, trước năm 2030, dân số Việt Nam sẽ tăng đến 105 triệu.
Song song với việc gia tăng dân số, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam cũng gia tăng nhanh hơn bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào khác.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chứng tỏ mức thu nhập của người dân tăng, điều này dẫn tới số lượng gia tăng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Nielsen ước tính, tầng lớp trung lưu Việt Nam tăng từ 44 triệu dân đến năm 2020 và 95 triệu dân đến năm 2030. Điều này khiến Việt Nam trở thành một thị trường có đối tượng khách hàng tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
8. Cơ cấu dân số trẻ
Không giống như Trung Quốc, cơ cấu dân số đang già đi nhanh chóng, cơ cấu dân số Việt Nam lại ngày càng trẻ hóa.
Theo Worldometers, độ tuổi trung bình của Việt Nam là 30.8 , trái ngược với con số 37.3 của Trung Quốc. Nielsen cũng ước tính, 60% người Việt Nam ở dưới độ tuổi 35.
Lực lượng lao động trẻ đang rất lớn và không có dấu hiệu giảm. Thêm vào đó, cả nước cũng đầu tư nhiều tiền vào giáo dục hơn các nước đang phát triển khác. Vì vậy, ngoài sức khỏe, lao động trẻ của Việt Nam còn có tay nghề.
9. Chi phí thành lập tương đối thấp
Trái ngược với nhiều quốc gia khác, doanh nghiệp không bị yêu cầu về vốn tối thiểu cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Bạn có thể bắt đầu một doanh nghiệp mà không cần một số vốn điều lệ lớn trong túi. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng mình có đủ tiền để trang trải các chi phí dự kiến của công ty sắp thành lập.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng số vốn bạn đã nêu phải được thanh toán đầy đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
10. Chi phí lao động cạnh tranh
Mặc dù, lương tối thiểu hằng năm của Việt Nam đang tăng, Việt Nam vẫn là quốc gia có chi phí lao động thấp. Mức lương tối thiểu ở Việt Nam chỉ bằng ½ mức lương tối thiểu ở Trung Quốc.
Mức lương tối thiếu gia tăng ở Trung Quốc buộc những nhà sản xuất phải phân tích lại chi phí nhân công. Việt Nam với chi phí nhân công thấp, cùng tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã trở thành khu vực đầu tư hấp dẫn hơn Trung Quốc.
11. Việt Nam lớn hơn nhiều so với thực tế
Dân số ở Việt Nam lớn hơn dân số nhiều nước ở châu Âu. Dân số Việt Nam đã vượt qua các nước Châu Âu sau đây:
Việc gia tăng dân số đã tạo ra một môi trường với nền kinh tế đang bùng nổ, sẽ “che giấu” những cơ hội đầu tư lớn hơn ở Việt Nam mà hầu hết người ta lúc đầu chưa nhận ra.
Đây là 11 lý do chính để đầu tư vào Việt Nam. Ngoài các ưu điểm, cũng có thể tồn tại những rủi ro giống như đầu tư vào bất kỳ nước nào khác. Tuy nhiên, như bạn thấy từ bài viết này, tiềm năng tăng trưởng to lớn của Việt Nam chắc chắn lớn hơn những rủi ro này.
Nguồn: Long Hậu dịch