Nhiều tỉnh thành công bố kế hoạch xây mới KCN, cạnh tranh hút FDI giữa các địa phương sẽ thú vị hơn bao giờ

Giai đoạn 2021-2025, Hải Phòng sẽ xây dựng thêm 15 khu công nghiệp mới. Đây là tiền đề để Hải Phòng đạt mục tiêu thu hút đầu tư FDI 15 tỷ USD trong 5 năm này.

Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, tính đến năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 114.000 ha. Đến năm 2030, dự kiến Việt Nam sẽ có 558 KCN. Như vậy trong 10 năm nữa, Việt Nam sẽ có thêm 177 KCN.

Giai đoạn 2021-2025, nhiều tỉnh thành đã công bố kế hoạch xây mới các KCN, tạo tiền đề thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 1 đầu năm, Hà Nội ban hành quyết định lập 2-5 KCN mới giai đoạn 2021-2025 gồm: KCN sạch Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn; KCN Đông Anh, huyện Đông Anh; KCN Bắc Thường Tín, huyện Thường Tín; KCN Phú Nghĩa mở rộng, huyện Chương Mỹ; KCN Phụng Hiệp huyện Thường Tín.

Cũng trong tháng 1, Ban quản lý KKT Hải Phòng cho biết, thực hiện Chương trình hành động số 76 của Ban Thường vụ Thành ủy, giai đoạn 2021-2025, Hải Phòng dự kiến sẽ triển khai xây dựng thêm 15 KCN mới với tổng diện tích 6.200 ha.

Còn tại Hải Dương, tỉnh hiện có 14 KCN được thành lập. Định hướng quy hoạch phát triển các KCN giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ có trên 30 KCN.

Ở giai đoạn 2021-2030, Thanh Hóa, Bắc Giang, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu xây mới KCN lần lượt là 19, 23 và 25.

Hòa chung dòng chảy phục hồi kinh tế cả nước, loạt kế hoạch phát triển hàng tỷ USD thuộc về các tỉnh thành nào? - Ảnh 5.

Ở phía Nam, theo thông tin từ Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai, tỉnh này sẽ ưu tiên làm KCN có sẵn. Theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh hiện có 40 KCN, trong đó 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng, còn lại 8 KCN chưa được thành lập. Ngoài ra, tỉnh còn quy hoạch thêm 27 cụm công nghiệp nằm trải đều ở các huyện, thành phố và đa số chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 của UBND TP HCM diễn ra hôm 8/1, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP HCM (Hepza) cho biết trong năm 2022, ban này sẽ tham mưu cho TP HCM và Chính phủ thành lập mới KCN Phạm Văn Hai với quy mô 668 ha, trong đó có khu dân cư liền kề, nhà trọ, nhà ở cho công nhân. Đây là thông tin thu hút sự chú ý do nhiều năm nay, TP HCM chưa có thêm KCN mới.

Còn “thủ phủ công nghiệp” Bình Dương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích KCN trong năm 2022. Tỉnh có 34 KCN đã được chấp thuận về quy hoạch. Đến nay, tỉnh đã thành lập 29 KCN và đi vào hoạt động 27 KCN với tỷ lệ lấp đầy trên 88%.

Nhiều tỉnh thành công bố kế hoạch xây mới KCN, cạnh tranh hút FDI giữa các địa phương sẽ thú vị hơn bao giờ - Ảnh 2.

Về thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế năm 2021, Bình Dương dẫn đầu với 1,9 tỷ USD vốn FDI. Hải Phòng Quảng Ninh cũng nằm trong nhóm thu hút cao. Một số tỉnh mạnh về công nghiệp khác như Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc thu hút khoảng 1 tỷ USD trong năm qua.

Về kế hoạch giai đoạn 2021-2025, Hải Phòng dẫn đầu với mục tiêu thu hút vốn FDI 12,5 – 15 tỷ USD. Bình Dương phấn đấu vốn FDI đăng ký đạt trên 9 tỷ USD, trong đó ưu tiên những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động và đem lại giá trị gia tăng cao; Quảng Ninh đặt mục tiêu hút hơn 5 tỷ USD; Đồng Nai 5 – 6 tỷ USD, Đà Nẵng đạt khoảng 3 tỷ USD.

Trong khi đó, riêng năm 2022, TP HCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài đạt khoảng 5,8 – 6 tỷ USD.

Nhiều tỉnh thành công bố kế hoạch xây mới KCN, cạnh tranh hút FDI giữa các địa phương sẽ thú vị hơn bao giờ - Ảnh 3.
Nguồn: vietnambiz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo