Chuỗi cung ứng ngành Xây dựng và Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng
(HOUSELINK) – Tăng trưởng ngành Xây dựng chững lại cộng hưởng tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp ngành Xây dựng càng cho thấy “thế yếu” so với các ngành khác trong thích ứng thay đổi cùng thị trường. Khi cơ hội kinh doanh thu hẹp, áp lực cạnh tranh tăng lên, làm cách nào để đảm bảo lợi nhuận cũng như tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Quản trị chuỗi cung ứng ngành Xây dựng trong thời điểm này trở thành bài toán thiết yếu cần giải quyết.
Quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm được hình thành trong ngành sản xuất để quản lý và kiểm soát các dòng vật chất, tài chính, thông tin trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm tới khách hàng cuối cùng một cách hiệu quả. Ngành Xây dựng đã áp dụng phương pháp áp dụng chuỗi cung ứng từ cuối những năm 1990. Đặc thù khác biệt của ngành Xây dựng, việc ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng chậm chạp và gặp nhiều khó khăn.
Chuỗi cung ứng ngành Xây dựng và Quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng ngành Xây dựng là mạng lưới các các tổ chức tham gia vào dòng vận dòng vật liệu, máy móc thiết bị xây dựng, dòng nguồn lực con người, dòng tài chính và dòng thông tin để tạo ra sản phẩm xây dựng tại địa điểm và theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư.
Ngành Xây dựng bị xé lẻ và phân tán bởi một tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những nhà cung ứng vật tư – thiết bị lớn và nhiều thành phần đơn vị hỗ trợ khác nhau. Chuỗi cung ứng ngành Xây dựng phức tạp bởi mối quan hệ trong ngắn hạn và có tính chất mâu thuẫn bởi định hướng của các quá trình cạnh tranh trong đấu thầu. Chủ dự án đầu tư xây dựng lựa chọn nhà thầu chính thường dựa trên mức giá thầu thấp. Những hành vi cạnh tranh nhau như thế này đã gây ra sự không thuận lợi trong toàn bộ chuỗi và dẫn đến mối quan hệ không gắn kết và tối ưu của các thành viên chuỗi cung ứng xây dựng.
Quản trị chuỗi cung ứng (QTCCU) trong xây dựng tập trung vào những chiến lược quản trị tinh gọn, cung ứng đúng lúc, đánh giá nhà cung cấp, lựa chọn nhà thầu phụ, quản trị mối quan hệ với nhà thầu phụ và nhà cung cấp, chia sẻ thông tin và quản trị chất lượng dự án với mục tiêu làm tăng giá trị, tối đa hóa lợi nhuận thông qua sự hiệu quả toàn chuỗi và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.
Trong một dự án xây dựng, chuỗi cung ứng có thể đơn giản được nhìn nhận với chủ đầu tư/khách hàng ở vị trí đầu tiên theo sau bởi các nhà thiết kế, nhà thầu, các nhà thầu chuyên trách/thầu phụ, các nhà cung ứng… hình thành nên các lớp khác nhau của chuỗi cung ứng xây dựng. Nhu cầu có thể được nhìn nhận như một dòng chảy trong chuỗi dưới hình thức thông tin với những dòng hàng hóa và nguyên vật liệu lưu thông trong chuỗi cung ứng. Để quản trị chuỗi cung ứng thành công, mỗi doanh nghiệp ở vị trí bất kì trong chuỗi cần nắm được dòng chảy thông tin và làm việc hợp tác hiệu quả với nhau.
Tuy nhiên, nhiều rào cản trong việc thực hiện quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả như mô hình quản lý xây dựng truyền thống với tinh thần chủ nghĩa cá nhân và đối nghịch nhau trong ngành; sự tham gia của nhiều thành viên trong quá trình xây dựng, giai đoạn thiết kế và thi công xây dựng thường tách rời nhau; thiếu tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi (win – win); thiếu sự cam kết và hỗ trợ của các nhà quản trị trong thực hiện liên kết chuỗi cung ứng, thiếu sự tin cậy và chia sẻ thông tin giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng xây dựng, thiếu sự hỗ trợ về công nghệ thông tin trong xây dựng.
Đâu là lời giải cho bài toán hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Xây dựng?
Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Xây dựng Việt Nam
Năng suất dậm chân tại chỗ; Mức độ số hóa thấp; Khả năng sinh lời thấp là một số điển hình, chưa kể tính đặc thù của ngành, hệ sinh thái phân mảnh và tỷ lệ lao động giản đơn trực tiếp tại công trường cao. Một loạt các sức ép đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải không ngừng đổi mới sáng tạo.
Đáp ứng yêu cầu gia tăng năng suất và cải thiện khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp Xây dựng phải không ngừng đổi mới sáng tạo, thay đổi tư duy. Trong xu hướng số hóa và tái lập trạng thái cân bằng của chuỗi cung ứng hướng đến sự thích nghi, ngành xây dựng cần tạo một cộng đồng uy tín và minh bạch để thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng.
Hoạt động chuỗi cung ứng tại Việt Nam được nâng cao hiệu quả chỉ khi có sự phối hợp đồng bộ từ các thành phần tham gia vào chuỗi từ cơ quan quản lý nhà nước có vai trò định hướng, tổ chức đến các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường; các nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất và nguyên liệu; và các đơn vị có vai trò điều phối, hỗ trợ, kết nối có hiệu quả từ các hiệp hội ngành nghề, các công ty tư vấn dịch vụ, các đơn vị cung ứng nền tảng công nghệ, công cụ ứng dụng công nghệ thông tin,…
Với giải pháp của HOUSELINK:
HOUSELINK xây dựng một cộng đồng ngành Xây dựng toàn diện tại Việt Nam, trải rộng mạng lưới thành viên từ tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng. Cộng đồng kết nối chặt chẽ với nhau qua những hoạt động xúc tiến, hội thảo chuyên đề, những sự kiện networking được tổ chức định kỳ dành cho các thành viên.
Tận dụng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cộng đồng tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi được kết nối và làm việc cùng nhau trên một Nền tảng Đấu thầu trực tuyến và Thông tin thị trường. Chuỗi cung ứng ngành Xây dựng được thể hiện đầy đủ trong một mạng lưới cộng đồng, cùng trao đổi thông tin chung và cộng tác để hình thành một sàn giao dịch (đánh giá, xếp hạng, trao đổi) giữa chủ đầu tư, các nhà thầu và nhà cung ứng trong ngành Xây dựng.
Tại nền tảng, không chỉ danh bạ các các công ty tham gia chuỗi cung ứng ngành Xây dựng tại Việt Nam cùng cửa hàng số về sản phẩm, vật liệu Xây dựng, HOUSELINK tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ và cập nhật dữ liệu về ngành và chuyển đổi dữ liệu thành các thông tin có ý nghĩa và hữu ích cho phân tích kinh doanh và đầu tư.
Kết nối các đối tác trong chuỗi cung ứng làm việc hiệu quả, cùng có lợi và cam kết cùng tiến bộ là nền tảng tạo ra những giá trị lớn hơn cho khách hàng và ngành xây dựng. HOUSELINK cung cấp giải pháp toàn diện chuyên biệt đến từng thành phần trong chuỗi cung ứng ngành Xây dựng: Chủ đầu tư (For Project Owner), Nhà thầu (For Contractor), Nhà cung cấp (For Supplier), các chuyên gia trong ngành Xây dựng – đơn vị tư vấn, kiến trúc sư, và những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ xây dựng khác.
Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chắc chắn phải thích ứng với quá trình chuyển đổi số để tối ưu chuỗi cung ứng. Trước những thách thức như vậy, càng cần thiết phải có tầm nhìn, sự quyết liệt từ phía những doanh nghiệp tiên phong, cùng với đơn vị đối tác tư vấn chiến lược đáng tin cậy đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình đổi mới.
Hiện nay, cộng đồng HOUSELINK đang sở hữu hơn 2000 thành viên là các doanh nghiệp uy tín trong ngành Xây dựng. Trong số đó, HOUSELINK tự hào là đối tác hỗ trợ nhiều doanh nghiệp như Hòa Bình, Central, ATAD, CJSC, Newtecons, Fecon, Phan Vũ, Thành Nam, Simens, Posco, Bluescope, Haskell, TSB, Honeywell, AZB, NSN, Hawee, IPC, ABB, ACC, Schneider Electric, Maeda, Yoosung, Flowcrete, BMB, PEB. Horng Yo, Tradeco, AVC, CPT, Kirby, Sigma,…
Tìm hiểu thêm về nền tảng HOUSELINK tại đây.