TP.HCM gắn ‘QR code’ vào giấy phép xây dựng để quản lý

Sở Xây dựng còn được giao phối hợp các đơn vị liên quan đề xuất kế hoạch xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý quy hoạch – tài nguyên – xây dựng QR code dùng chung cho toàn thành phố. Cơ quan này cũng cần khẩn trương xây dựng bản đồ hệ thống số hóa tích hợp về các công trình, dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất để cung cấp công khai cho người dân TP.HCM.

Đặc biệt, TP.HCM yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước phối hợp Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Công Thương và UBND các quận, huyện triển khai thực hiện các giải pháp ngưng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

Trong khi đó, lực lượng công an khu vực phải tăng cường vai trò, trách nhiệm trong phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

Loạt công trình xây dựng sai phép tại phường Thảo Điền, quận 2.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc được giao hướng dẫn UBND các quận huyện rà soát quy hoạch, xác định địa bàn trọng điểm mà quy hoạch cũ không còn phù hợp với tình hình phát triển của địa phương để điều chỉnh và định hướng phát triển cho phù hợp.

Sở Tài nguyên – Môi trường tham mưu quyết định thay thế quyết định số 60/2017 của UBND TP.HCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn. Song song đó là hoàn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất nhằm rút ngắn thời gian, tạo điều kiện cho người dân thực hiện thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Đối với những hạn chế của Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND Thành phố quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa, UBND Thành phố giao Sở TN&MT tham mưu quyết định thay thế.

Nhằm rút ngắn thời gian và tạo điều kiện cho người dân thực hiện thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, UBND Thành phố giao Sở TN&MT hoàn thiện quy trình.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Lê Hòa Bình, tính từ 15.12.2019 đến 15.3.2020, Sở tiếp nhận 8.356 giấy phép xây dựng, giảm 116 giấy phép xây dựng so với cùng kỳ năm 2019.

Thanh tra Sở đã phối hợp UBND cấp xã, cấp huyện, ban quản lý các khu đô thị mới, khu chế xuất, khu công nghiệp tăng cường thực hiện kiểm tra với 21.850 lượt. Qua kiểm tra, phát hiện 179 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, sai phép là 99 trường hợp, không phép là 80 trường hợp.

Hiện nay, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM tiếp tục được kéo giảm. Cụ thể, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đã giảm 6,5 vụ/ngày so với thời điểm trước khi thực hiện chỉ thị 23 (6 tháng đầu năm 2019), tỷ lệ giảm là 76,65%. Ngoài ra, thành phố cũng hạn chế được tình trạng vi phạm xây dựng tràn lan.

Với những công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, trên cơ sở hợp đồng cung cấp điện, nước, các đơn vị cung cấp phải phối hợp cùng các sở ngành liên quan và UBND các quận, huyện triển khai ngưng cung cấp dịch vụ. Việc ngưng cung cấp điện, nước với công trình vi phạm trật tự xây dựng là biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm trong trường hợp điện, nước là phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Một số công trình vi phạm trật tự xây dựng có quy mô lớn, nghiêm trọng, UBND các quận, huyện cần phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện rà soát, cưỡng chế. Áp dụng các giải pháp “không điện, không nước, không cấp giấy, không hoạt động” đối với các công trình vi phạm xây dựng.

Nguồn: motthegioi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo