Thời kinh doanh lao dốc thê thảm của “ông trùm” xây dựng

Thời kinh doanh lao dốc thê thảm của “ông trùm” xây dựng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III vừa được Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán CTD) công bố, quý III năm nay và cả 9 tháng đầu năm có thể coi là giai đoạn ảm đạm với “ông trùm” ngành xây dựng.

Thời kinh doanh lao dốc thê thảm của “ông trùm” xây dá»±ng - 1Toà tháp cao nhất Việt Nam Landmark 81 – “biểu tượng sức mạnh” của Coteccons trong lĩnh vực xây dựng

Trong quý III/2019, Coteccons đạt tổng cộng 6.224,6 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 23% so với cùng kỳ. Mặc dù giá vốn cũng giảm theo (bằng 79% cùng kỳ) song tỉ trọng giá vốn lớn nên lợi nhuận gộp Coteccons chỉ đạt 253,6 tỷ đồng, giảm gần 56%.

Thêm vào đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng sụt mạnh 36% xuống chỉ còn chưa tới 51 tỷ đồng và phát sinh thêm chi phí tài chính so với quý III ngoái; lãi từ công ty liên kết giảm 18%.

Do đó, tuy ghi nhận tiết giảm được gần 18% chi phí quản lý doanh nghiệp so với cùng kỳ (còn 102,4 tỷ đồng) song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Coteccons vẫn không cải thiện, chỉ đạt 207,8 tỷ đồng, bằng 38,7% so với quý III/2018.

Cộng thêm lợi nhuận khác không đáng kể, chỉ 3,3 tỷ đồng (giảm tới 99,4%), kết quả, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Coteccons trong quý vừa rồi đạt 211 tỷ đồng, giảm hơn 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi sau thuế đạt 165 tỷ đồng, giảm tới 65% so cùng kỳ.

Tính chung 9 tháng đầu năm, “ông trùm” ngành xây dựng đạt 16.262,4 tỷ đồng tổng doanh thu, bằng 78,4% cùng kỳ. Lãi trước thuế 604 tỷ đồng, giảm tới hơn 59% so với kết quả đạt được của 9 tháng đầu năm 2018. Lãi sau thuế đạt 477,6 tỷ đồng, giảm 60% so cùng kỳ.

So với đầu năm, tổng tài sản của Coteccons giảm khá mạnh, “bốc hơi” tới 1.835,6 tỷ đồng so với đầu năm, còn 14.987,5 tỷ đồng. Song điểm tích cực là nợ phải trả cũng giảm, còn 6.761 tỷ đồng, giảm được gần 2.100 tỷ đồng.

Theo ghi nhận tại bản thuyết minh báo cáo tài chính, hiện tại, Coteccons đang “đổ” vào các công trình dở dang tới 1.515,7 tỷ đồng, tăng hơn 72 tỷ đồng sau 9 tháng. Trong đó, riêng khi liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát – Dung Quất, chi phí của Coteccons tại đây là 206,2 tỷ đồng, tăng hơn 51 tỷ đồng.

Văn bản giải trình của lãnh đạo Coteccons về tình trạng sa sút doanh thu cho hay, nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn chung của ngành xây dựng.

Các dự án bất động sản đã ký nhưng ngưng triển khai hoặc triển khai chậm, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn đấu thấu do nguồn việc ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Lãnh đạo Coteccons cũng cho biết thêm rằng, do một số công trình có thời gian thi công dài hơn dự kiến nên đã làm tăng chi phí cố định. Đồng thời, áp lực giảm giá trong công tác đấu thầu với chủ đầu tư cũng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.

Còn nguyên nhân khiến doanh thu tài chính giảm chủ yếu là do doanh thu được chủ đầu tư xác nhận chậm, dòng tiền thu từ khách hàng chậm, Coteccons phải sử dụng nguồn tiền tiết kiệm sẵn có để thanh toán cho các nhà thầu phụ/đội thi công theo điều khoản trong hợp đồng đã ký kết.

Đồng thời, trong kỳ, công ty có vốn góp điều lệ vào Công ty Covestcons nên làm giảm nguồn tiền gửi tiền kiệm, ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động tài chính quý III.

Tại thời điểm 30/9, Coteccons có tổng cộng 963 tỷ đồng tiền mặt, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, con số này tại thời điểm đầu năm là 552,8 tỷ đồng.

Coteccons là nhà thầu xây dựng “khét tiếng” với những dấu ấn như thắng thầu siêu dự án Nam Hội An Complex, nhà máy Vinfast, Vinhomes Thăng Long, nhà máy Regina, Panorama Nha Trang, Diamond Island, The Millenium, D’Capitale.

Coteccons cũng đã cất nóc toà nhà Landmark 81 vượt tiến độ gần 2 tháng (toà nhà cao nhất Việt Nam và là một trong những cao ốc cao nhất thế giới).

Nguồn: dantri.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo