Tập đoàn Geleximco – Điển hình cho bài toán huy động nguồn vốn tư nhân đầu tư hạ tầng phục vụ an sinh xã hội
Huy động tối đa các nguồn lực để tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng an sinh xã hội, nhằm khắc phục những điểm nghẽn của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay đã được Đảng và Nhà nước khẳng định.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Tập đoàn Geleximco đã có nhiều bước phát triển đặc biệt ở lĩnh vực công nghiệp như: Công nghiệp Giấy là nhà máy Sản xuất giấy và bột giấy An Hòa với tổng vốn đầu tư lên tới 450 triệu USD; công nghiệp xi măng với nhà máy xi măng Thăng Long với 2.3 triệu tấn xi măng/năm.
Bên cạnh đó, là doanh nghiệp tư nhân đi tiên phong đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, Tập đoàn Geleximco đã đầu tư 900 triệu USD xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long chạy than cám 6D ở Hoành Bồ – Quảng Ninh với những công nghệ hiện đại nhất và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Môi trường. Dự kiến khi đi vào vận hành chính thức hành các tổ máy với công suất 600MWm, nhiệt điện Thăng Long sẽ sản xuất 4.1 GWh/năm điện thương mại đạt công suất 3,7 tỷ KWh/năm.
Nhà máy áp dụng công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn, được xem là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới với trái tim là lò hơi theo thiết kế và công nghệ chế tạo của hãng Alstom (Pháp); hệ thống đo lường và điều khiển của nhà máy được chế tạo và cung cấp từ Yokogawa (Nhật Bản) và một số nước G7.
Đây là nhà máy điện của tư nhân lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại và là điển hình trong việc thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ phát triển, nhất là nguồn năng lượng điện đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Thời điểm hiện tại, Tổ máy 1 Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long chính thức phát điện thương mại lên hệ thống lưới điện quốc gia sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch, giảm chi phí đầu tư hơn 500 tỷ đồng
Bí quyết để hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả các dự án lớn mà Chính phủ giao phó cho Tập đoàn Geleximco đó là tổng hòa của nhiều yếu tố, song có một điểm nổi bật là sự chủ động lựa chọn đúng nhà thầu có năng lực cạnh tranh và chủ động nguồn lực tài chính cung cấp cho mỗi dự án của mình.
Một dự án công nghiệp được đưa vào hoạt động không chỉ giải quyết công ăn việc làm, đóng góp thêm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách các địa phương nơi có dự án mà còn góp phần bảo đảm an ninh, an toàn quốc gia.
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long, Nhà máy sản xuất Giấy và bột giấy An Hòa, nhà máy Xi măng Thăng Long của Tập đoàn Geleximco chính là ví dụ cho thấy khi các doanh nghiệp được Chính phủ tin và trao cho sự chủ động thì các tập đoàn tư nhân Việt Nam có thể đầu tư những dự án lớn, đúng tiến độ và yêu cầu về công nghệ, môi trường, góp phần giải quyết những “điểm nghẽn” về đầu tư hạ tầng và an ninh, an toàn năng lượng đang rất cấp thiết hiện nay.
Nguồn: baodautu.vn