HOUSELINKGlobal #3: Giá thép tiếp tục là điểm nóng thị trường Vật liệu Xây dựng và Xuất nhập khẩu tuần qua
Tiêu điểm bản tin tuần đầu tháng 05/2021 HOUSELINKGlobal sẽ tập trung vào thị trường thép Việt Nam và thế giới, trong bối cảnh giá thép toàn cầu đang tăng nóng thời gian qua
Bộ Công thương trả lời về nghi vấn Doanh nghiệp đội giá thép
Trước tình hình giá thép tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xây dựng và đầu tư trong nước, tuần qua Bộ Công thương đã chính thức có câu trả lời. Bộ cho rằng giá thép tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có giá các nguyên liệu đầu vào của ngành thép trên thế giới. Trong thời gian gần đây, giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thời gian giao hàng bị kéo dài hơn dự kiến là các nguyên nhân khiến giá thép tăng mạnh.
Không có chuyện Doanh nghiệp đội giá thép
Không riêng Việt Nam, thị trường thép thế giới cũng đang đạt cơn sốt
Giá thép thế giới tiếp tục tăng mạnh khắp nơi trên thế giới, từ Châu Á đến Bắc Mỹ, trong bối cảnh giá quặng sắt không ngừng phá những kỷ lục cao của chính mình khi nhà đầu tư và nhà tiêu dùng đặt cược rằng kinh tế toàn cầu hồi phục sẽ tiếp tục đẩy giá sắt thép tăng mạnh mẽ hơn nữa.
Các lĩnh vực như sản xuất và xây dựng đang tăng trưởng mạnh mẽ do các chính phủ đã cam kết đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng theo lộ trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại sau đại dịch Covid-19.
Đơn đặt hàng của các nhà máy thép đã đầy kín khi người mua nỗ lực tìm cách mua thép sau một năm phải sản xuất cầm chừng và bỏ trống công suất sản xuất. Trong khi đó, các mỏ khai thác quặng sắt hàng đầu thế giới đã bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến hoạt động nên vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau cú sốc nguồn cung cách đây hai năm.
Sốt cao độ trên thị trường thép toàn cầu
Trong bối cảnh Covid-19, Xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng trưởng cao nhất trong 10 năm
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020 với tốc độ tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm nay ước tính đạt 206,51 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3%; nhập khẩu đạt 102,6 tỷ USD, tăng 30,8%. Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD. Đó là, điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; hàng dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép; thủy sản.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn về đầu vào, hỗ trợ về mặt thông tin, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Xuất nhập khẩu Việt Nam nhiều khởi sắc
Theo dõi HOUSELINKGlobal để cập nhật tin tức Thị trường Vật liệu Xây dựng, Xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế.