Tìm hiểu về các loại hợp đồng đối tác công tư PPP (Public – Private Partner)

“Hợp đồng PPP”, “Dự án BOT”, “Dự án BT”… là những cụm từ được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Nhưng khái niệm về hợp đồng PPP có thể chưa được nhiều người nắm rõ. Các bạn có thể tham khảo bài viết sơ lược dưới đây để hiểu thêm về khái niệm và một số loại hình hợp đồng dự án được đầu tư theo hình thức PPP.

PPP là gì?

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP – viết tắt của cụm từ Public – Private Partner) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng là hoạt động quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem là nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư cho hoạt động này không phải là giải pháp duy nhất và hiệu quả, đặc biệt là đối với những nước không dồi dào về ngân sách. Ở Việt Nam, việc ban hành các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lí và điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách tập trung, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, vào hoạt động đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng.

Hình minh họa các thỏa thuận thường thấy trong một giao dịch PPP và mối quan hệ giữa các bên trong thỏa thuận.

Lĩnh vực đầu tư  của các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư là các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công gồm:

  • Công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan;
  • Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nghĩa trang;
  • Nhà máy điện, đường dây tải điện;
  • Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ liên quan; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
  • Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin;
  • Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
  • Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Khái niệm và đặc điểm một số loại hình hợp đồng dự án PPP:

Tải về bảng phân loại chi tiết tại đây.

BBT

Nguồn: Tổng hợp

One thought on “Tìm hiểu về các loại hợp đồng đối tác công tư PPP (Public – Private Partner)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo