Nhà thầu xây dựng cần làm gì để vượt qua thời kỳ bão giá?

Thời kỳ khó khăn do dịch Covid-19 và vật giá leo thang đã khiến các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy. Vậy các nhà thầu cần làm gì để vượt qua giai đoạn này? Hãy cùng HOUSELINK tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bão giá khiến nhiều nhà thầu xây dựng “điêu đứng”

Trong thời kỳ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam đang đối mặt với khó khăn, thách thức chưa từng thấy. Bên cạnh áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, nhu cầu thị trường giảm sút thì chi phí vận hành, chi phí bán hàng, giá nguyên vật liệu đầu vào… ngày một tăng cũng khiến các doanh nghiệp “đau đầu”.

Theo thống kê, giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng từ đầu năm 2021 đến nay. Tính đến tháng 5/2021, có loại thép đã tăng tới 40-45% so thời điểm cuối năm 2020. Ngoài ra, gạch xây dựng tăng 10%, xi măng, gạch ốp lát và bê tông tăng khoảng từ 5-10%… Trong khi đó, dấu hiệu tăng giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và các nguồn vật liệu khoáng sản thông thường như đất nền, cát, đá… đang trở nên khan hiếm.

Không chỉ giá nhân công, giá vật liệu tăng cao mà giá cước vận chuyển cũng theo đó tăng từ 1,5-2 lần so với giá quy định. Khi giá vật liệu, chi phí “leo thang”, hầu hết các nhà thầu xây dựng đều gặp khó, đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm lực tài chính hạn chế thì lại càng khó hơn. Điều này đang đẩy các nhà thầu xây dựng vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đối mặt với nguy cơ thua lỗ, thậm chí là phá sản.

Giá vật liệu tăng khiến cho các nhà thầu như ngồi trên đống lửa và rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đối mặt với nguy cơ thua lỗ, thậm chí là phá sản.  Bởi lẽ khi đấu thầu công trình, giá cả đã tính vào gói thầu nên giá vật liệu xây dựng tăng nhà thầu phải chịu, việc xin điều chỉnh giá gần như là bất khả thi.

Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng “giá”

Hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 và vật giá leo thang các nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn mà không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng. Vì vậy, các nhà thầu thường phải tự giải quyết sự thâm hụt này.

Với các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các Sở Xây dựng. Trong khi đó, các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời, vì vậy các doanh nghiệp xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng cần tận dụng thời gian này như một cơ hội để thay đổi chiến lược đầu tư, sắp xếp lại cơ cấu nhân sự, cắt giảm những chi phí không cần thiết. Ngoài ra, liên tục kiểm tra, đôn đốc tình hình thi công tại công trường để giảm thiểu thấp nhất việc giảm tiến độ của dự án.

Bên cạnh đó là thúc đẩy quá trình gia tăng thu hút khách hàng tiềm năng để khách biết đến, quan tâm và tin tưởng vào năng lực, uy tín, giá trị của công ty cùng các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Bên cạnh đó cũng giúp doanh nghiệp mở rộng thêm tệp khách hàng mới, phá bỏ đi phương thức phát triển kinh doanh “thời vụ” trước đây.

Trên cơ sở thấu hiểu những vấn đề mà các nhà thầu doanh nghiệp xây dựng đang gặp phải, HOUSELINK đã nghiên cứu, thiết kế giải pháp marketing toàn diện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó và đạt được nhiều lợi ích đáng kể.

Tìm hiểu giải pháp Marketing Solutions của HOUSELINK tại đây!

Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được giải pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp của mình vượt qua thời ly bão giá trong thời điểm hiện nay. HOUSELINK luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng, tự tin đem lại cho doanh nghiệp của bạn chiến dịch marketing thành công nhất.

Đăng ký để nhận tư vấn tại đây!

Hương Trà – Vietnamconstruction

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo