FECON sẽ đầu tư gần 900 tỷ đồng vào 10 dự án trọng điểm

Dự kiến trong 2 năm tới, FECON sẽ đầu tư gần 900 tỷ đồng vào 10 dự án, trong đó điện gió sẽ là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực năng lực của công ty.

Đẩy mạnh huy động vốn thực hiện đầu tư

Nội dung nhận được nhiều sự quan tâm tại kỳ họp lần này là việc FECON trình cổ đông thông qua việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.

Cụ thể, FECON sẽ phát hành 32 triệu cổ phần với tổng giá trị phát hành dự kiến tối thiểu là 480 tỷ đồng (tương đương 15.000 đồng/cổ phần) cho China HarBour Engineering (CHEC) – một doanh nghiệp có ngành nghề khá tương đồng với FECON, bao gồm hạ tầng, năng lượng, cầu cảng và bất động sản.

Với số tiền dự kiến thu về, FECON sẽ dùng 278 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào 4 công ty con gồm Công ty cổ phần Năng lượng FECON (FCP), Công ty cổ phần Cọc khoan và Kết cấu ngầm FECON (FDB), Công ty cổ phần Thi công cọc và Xây dựng FECON (FPL), Công ty cổ phần Thi công cọc FECON số 1 (FCPL1). 202 tỷ đồng còn lại được bổ sung vốn lưu động công ty mẹ.

Cụ thể hơn, FECON dự kiến sẽ đẩy mạnh đầu tư vào 10 dự án lớn của công ty trong 2 năm tới, với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 871 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn vốn từ phát hành cổ phần riêng lẻ cho CHEC, đại diện FECON cho biết, một số nguồn vốn khác sẽ được điều tiết cho các dự án này đến từ việc thoái vốn các dự án đã triển khai. Phần thiếu hụt còn lại có khả năng huy động trái phiếu thêm khoảng 200 đến 300 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 12/2019, FECON đã phát hành thành công 100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm cho 12 nhà đầu tư cá nhân.

Bổ sung cho nội dung này, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch FECON cho biết, một phương án khả thi khác mà FECON đã tính đến là tăng vốn cho các công ty thành viên. FECON đã có lộ trình IPO cho 2 công ty đầu tư của FECON nhưng vẫn đảm bảo giữ tỷ lệ chi phối. Tuy nhiên, việc tăng vốn phải dựa trên thực tế là có dự án cụ thể. Ông Khoa cũng chia sẻ chiến lược thoái vốn tại các dự án đã thực hiện, đó là khi tiến hành thực hiện dự án thứ 3 thì thoái dự án thứ nhất để có vốn thi công.

STT

Khoản mục 2020 2021
1 Đầu tư vào công ty con, liên kết thi công xây dựng 128 100
2 Đầu tư, phát triển các dự án năng lượng tái tạo và bất
động sản
196 447
Dự án Điện mặt trời Vĩnh Hảo 6.2 (GĐ 2) – 130 MW 1 19
Dự án Điện mặt trời Bình Phước – 160 MW 2 5
Dự án Điện gió Gia Lai – 100 MW 2 5
Dự án Điện gió Sóc Trăng – 30 MW (GĐ2 – 99 MW) 110 48
Dự án Cao tốc Bắc Nam đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn 260
Dự án BT Tỉnh lộ 9 66
Dự án Đô thị Quế Võ, Bắc Ninh – 6 ha 63
Dự án Khu đô thị Mỹ Hào – Hưng Yên – 206 ha 5 5
Dự án Đô thị Sađéc – Đồng Tháp – 3ha 8 29
Dự án Khu công nghiệp tại Bắc Giang – 190 ha 5 10
TỔNG CỘNG 324 547

Tự tin với kế hoạch kinh doanh 2020

Về kế hoạch kinh doanh năm 2020 và những năm tới, FECON đặt mục tiêu doanh số ký hợp đồng năm 2020 là 5.500 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 233 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc FECON, nhiều dự án mà FECON theo đuổi đã đạt đến bước đàm phán cuối cùng. Trong tháng này sẽ ký hợp đồng 700 tỷ với dự án metro.

Bên cạnh đó, công ty đã nhận thư trúng thầu 3 dự án điện gió có giá trị khoảng 1.500 tỷ. Chúng tôi đang đàm phán đến bước cuối cùng của 2 dự án 1.000 tỷ nữa.

Từ đầu năm đến hết tháng 5 đã ký được 1.500 tỷ, như vậy là hết tháng 7 ký được khoảng 4.000 tỷ. Dự kiến đến hết năm 2020 sẽ ký thêm một số dự án để hoàn thành mục tiêu 5.500 tỷ.

“Chúng tôi rất tự tin năm nay sẽ đạt được doanh thu 4.000 tỷ trên tổng doanh số 5.500 tỷ”, ông Thanh khẳng định.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2020
Doanh số ký hợp đồng tỷ đồng 5.500
Doanh thu hợp nhất tỷ đồng 4.000
Doanh thu Công ty Mẹ tỷ đồng 2.500
LNST hợp nhất tỷ đồng 233
LNST Công ty Mẹ tỷ đồng 106
LNST của cổ đông Công ty Mẹ tỷ đồng 195
EPS hợp nhất Đồng/CP 1.636

 

Nguồn: baodautu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo