Dự án chồng dự án, Điện Biên chậm tiến độ 2 nhà máy thủy điện

Dù đã chấp thuận chủ trương đầu tư để DN khảo sát xây dựng 2 dự án thủy điện, nhưng 1 dự án thủy lợi được cấp bổ sung không được triển khai đã khiến Điện Biên “bỏ lỡ” 2 nhà máy thủy điện gần 10 năm.

Từ năm 2009, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Điện Biên, công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện Linh Linh JFC (gọi tắt là công ty Linh Linh) đã nghiên cứu khảo sát và đầu tư làm dự án thuỷ điện nhỏ trên địa bàn.

thủy điện,Điện Biên
Thượng nguồn sông Mã, nơi chủ đầu tư tiến hành thăm dò khảo sát hơn 10 năm trước để lập dự án xây dựng 2 nhà máy thủy điện Chiềng Sơ 1 – 2

Cụ thể là nhà máy thuỷ điện Mường Luân trên lưu vực sông Mã, có khả năng đạt công suất lắp máy 13MW, thuỷ điện Chiềng Sơ công suất lắp máy 15MW (thuộc huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên).

Tuy nhiên, sau gần 10 năm, bỗng dưng tỉnh Điện Biên mở rộng cho DN khác vào đầu tư.

Trước đó, 2 dự án này được Sở Công thương chấp thuận cho công ty Vina Power; Vina Power sau đó đã thoả thuận chuyển toàn bộ quá trình khảo sát dự án cho công ty Linh Linh triển khai.

Thoả thuận chuyển giao này được các sở, ngành và UBND tỉnh Điện Biên chấp thuận.

Bà Lương Thị Lợi, GĐ công Linh Linh JFC, cho biết: Thời gian tiếp nhận dự án, tỉnh Điện Biên tạo mọi điều kiện, liên tục động viên DN nhanh chóng đầu tư. Sau quá trình khảo sát, thuê tư vấn lập báo cáo đầu tư, đến cuối tháng 3/2009, tại cuộc họp liên ngành giữa Sở KH&ĐT, Công thương, GTVT và UBND huyện Điện Biên Đông, đã chốt phương án, nhất trí để công ty Linh Linh lập báo cáo đầu tư.

thủy điện,Điện Biên
Nhà máy thuỷ điện Nậm Khoá 3 ở Lào Cai, được đánh giá là nhà máy thuỷ điện xanh, thân thiện môi trường

Văn bản liên ngành nêu: Dự án thuỷ điện Mường Luân có mực nước dâng bình thường 455m, công suất lắp máy dự kiến 16MW. Để hạn chế tối đa diện tích vùng ngập, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, nhà đầu tư đề xuất phương án xây dựng hai nhà máy: Chiềng Sơ 1 có mực nước dâng bình thường 425m, công suất lắp máy 10MW; Chiềng Sơ 2 có mực nước dâng bình thường 403m, công suất lắp máy dự kiến 10MW.

Liên ngành của tỉnh Điện Biên thời điểm đó cũng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện ngay việc khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng đường tránh ngập theo tiêu chuẩn giao thông nông thôn A, khởi công trước ngày 1/9/2009 và đưa vào sử dụng trong năm 2010. Kinh phí để thực hiện công việc khảo sát lập dự án, các chi phí khác trong quản lý dự án đầu tư xây dựng và thi công phần mở nền đường, các công trình cầu thuộc đường tránh ngập do nhà đầu tư – công ty Linh Linh chi trả.

Tiếp theo, UBND tỉnh Điện Biên có công văn đồng ý với chủ trương và giao việc cho công ty Linh Linh thực hiện dự án thuỷ điện Mường Luân.

Thế nhưng, khi dự án thủy điện Mường Luân bắt đầu triển khai, bất ngờ xuất hiện chủ trương xây dựng hồ thuỷ lợi Pa Ma (thuộc địa phận Sơn La) trên dòng sông Mã, kết hợp khai thác thuỷ điện với công suất lắp máy dự kiến 80MW, theo quy hoạch hệ thống thuỷ lợi được Thủ tướng quyết định.

Về tình thế trên, việc triển khai dự án do “vướng” quy hoạch thuỷ lợi nêu trên buộc phải dừng lại.

Tuy nhiên, dự án hồ thủy lợi Pa Ma không hiệu quả, đến năm 2016, trên cơ sở tính toán lại của các bộ, ngành có liên quan, Thủ tướng quyết định điều chỉnh tổng thể quy hoạch thuỷ lợi, đưa công trình hồ chứa Pa Ma ra ngoài quy hoạch. Với quyết định này, cụm thuỷ điện Mường Luân – Chiềng Sơ lại có điều kiện để tiếp tục triển khai.

“San sẻ” dự án

Về mặt pháp lý, Linh Linh JSC vẫn đang là nhà đầu tư đối với hai dự án nhà máy thủy điện đã được phê duyệt trước đó. Tuy nhiên, khi quay trở lại Điện Biên để tiếp tục công việc đang dang dở, bất ngờ đơn vị này nhận được thông tin của Điện Biên về việc “san sẻ” dự án cho một đơn vị khác.

Nguồn: vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo