Năm bước đột phá về vật liệu xây dựng định hình kiến trúc tương lai

Từ việc mở rộng quy mô sản xuất graphene đến việc gia cường bê tông bằng tinh thể nano, ngày nay các nhà nghiên cứu đã và đang phát triển các loại vật liệu xây dựng mới định hình tương lai.

Vật liệu không thể phá hủy

Giáo sư vật lý học và cơ học tại Viện Công nghệ California, Julia Greer đã sử dụng công nghệ quang khắc 2 photon để tạo ra polymer nanotrusses có thể phủ lên các loại vật liệu như kim loại hoặc gốm. Vật liệu mới này kết hợp các đặc tính cấu trúc của môi trường chẳng hạn như khả năng sửa lỗi và ghi nhớ hình dạng.

Linh hoạt và tự làm sạch

Một lớp phủ mới được các nhà nghiên cứu thuộc Đại học College London chế tạo có thể áp dụng lên kính, thép, giấy và các loại vật liệu khác để chống ẩm ngay cả khi bề mặt bị xước hoặc tiếp xúc với dầu. Được làm từ lớp phủ nano titanium có thể chống thấm nước, dầu và cả rượu vang đỏ bằng cách này có thể loại bỏ các chất xâm lấn bề mặt và bụi bẩn. Loại vật liệu mới này sẽ giúp mặt tiền các ngôi nhà bền hơn và có thể tự làm sạch.

Kiểm soát sóng đàn hồi

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Missouri đã phát triển phương pháp mới để kiểm soát các sóng đàn hồi có thể di chuyển qua các vật liệu mà không thay đổi thành phần của chúng, bảo vệ cấu trúc khỏi các sự cố địa chấn.

Sản xuất graphene nhanh hơn

Các nhà nghiên cứu của Caltech cho biết họ đã tìm ra phương pháp để sản xuất graphene nhanh hơn và vật liệu nano siêu cứng. Phương pháp này cho phép phát triển các tấm graphene mạnh hơn các quy trình nhiệt thông thường, đồng thời cắt giảm thời gian sản xuất từ vài giờ đến vài phút và tăng kích cỡ mẫu từ mm đến vài cm.

nam-buoc-dot-pha-ve-vat-lieu-xay-dung-dinh-hinh-kien-truc-tuong-lai

Bê tông cứng hơn

Tại Đại học Purdue, các nhà nghiên cứu đang bổ sung các tinh thể nano cellulose có nguồn gốc từ sợi gỗ vào bê tông. Các vật liệu được gia cố bằng nano thường tốt hơn các phương pháp thông thường ở nhiều tính chất cơ học và hóa học trong đó có độ mạnh, sức chịu va đập và tính linh hoạt. Khi áp dụng vào sản xuất các vật liệu xây dựng như bê tông, tinh thể nano giúp giảm dấu chân môi trường.

Nguồn: Báo Xây dựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo