Lê Gia Phúc – Cải tiến công tác Xây dựng Công nghiệp thời đại 4.0

Để theo kịp được tiến trình công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, việc đưa công nghệ vào quá trình thiết kế và thi công các công trình công nghiệp là điều tất yếu và cũng là mối trăn trở của nhà thầu như Lê Gia Phúc.

Công nghệ BIM – Tạo hồ sơ thiết kế tổng quát cho công trình xây dựng

BIM – Building Information Modelling là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình. Về bản chất, BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những tập tin hay dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình. Số liệu phải thể hiện thật chi tiết trên bản thiết kế để nhanh chóng tiếp cận, đồng thời các kỹ sư, công nhân phụ trách tại công trình cũng hiểu được các công việc cần thực hiện để không mắc sai sót. Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý, thuận lợi cho việc đưa ra những quyết định liên quan tới công trình. Đồng thời, đảm bảo quá trình kết hợp với các bộ phận khác nhằm tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.

Cụ thể mô hình BIM đã được Lê Gia Phúc áp dụng như thế nào trong công tác thi công nhà xưởng, nhà công nghiệp

Công nghệ này đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng ở các nước phát triển phương Tây. Ở Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp cũng đã bước đầu tiếp cận và ứng dụng công nghệ BIM trong các công trình xây dựng công nghiệp. Thời gian tiếp cận không dài, nhưng BIM cho thấy giá trị lợi ích đem lại trong công tác thiết kế tổng thể, từ kiến trúc, kết cấu đến hệ thống điện, nước, góp phần hạn chế sai sót trong quá trình lắp đặt, thi công, tránh tình trạng va chạm không lường trước được giữa các cấu kiện, mô phỏng trình tự thi công và quan trọng nhất chính là yếu tố tiết kiệm chi phí, nhân lực.

 Những mục tiêu của việc áp dụng BIM vào công tác thi công nhà xưởng, nhà công nghiệp

BIM hỗ trợ tính sẵn có liên tục và ngay lập tức của phạm vi thiết kế dự án, thời gian kế hoạch cụ thể và thông tin chi phí có chất lượng cao, đáng tin cậy, tích hợp và được điều phối đầy đủ. Một số phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng tương đối phổ biến có thể kể tới Autodesk Revit Architecture & Structure, Tekla Structure,…

Từ mô hình BIM, không chỉ các kỹ sư, công nhân mà ngay cả chủ đầu tư cũng có thể hình dung cụ thể thực tế dự án sẽ như thế nào trước khi tiến hành xây dựng

Công trình Mabuchi Motor từ lúc định hình trên bản vẽ 3D cho đến các bước xây dựng theo trình tự và hoàn thành đi vào hoạt động

Lợi ích của công nghệ BIM đối với ngành xây dựng:

Lợi ích của việc áp dụng kĩ thuật công nghệ vào công tác xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp, cụ thể là mô hình BIM

Quản lý thi công khoa học hơn với ứng dụng phần mềm PMS

PMS – Project Management System là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quá trình thi công. Nếu BIM được sử dụng như một trợ thủ đắc lực cho công việc thiết kế thì phần mềm quản lý thi công PMS chính là bí quyết để một nhà thầu chuyên nghiệp nắm rõ các vấn đề liên quan đến công trình mà họ đang thực hiện. Trên cơ sở áp dụng công nghệ số vào công tác xây dựng, Lê Gia Phúc đã thực hiện quản lý các vấn đề trong quá trình thi công nhà xưởng, nhà công nghiệp thông qua hệ thống một cách tự động.

Giao diện của phần mềm PMS cùng các số liệu trực quan áp dụng vào công tác xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp

Lý do để Lê Gia Phúc sáng tạo và áp dụng phần mềm PMS vào công tác thi công nhà xưởng, nhà công nghiệp?

Điểm nổi bật của PMS thể hiện qua việc điều khiển mọi khía cạnh của công trình từ xa một cách hiệu quả, chặt chẽ. Mọi thông tin đều được cập nhật và thông báo trên phần mềm, nhân sự dễ dàng theo dõi được các đầu mối công việc cần hoàn thành của dự án. Bên cạnh đó, những số liệu thanh toán, chi phí đều được chuyển qua bộ phận kế toán tại công ty để chuyển hóa dữ liệu, tiến hành quyết toán nhanh chóng sau khi các quản lý và ban lãnh đạo duyệt qua.

Dữ liệu trên PMS không chỉ bao gồm số liệu mà còn có hình ảnh cụ thể, điều này góp phần quản lý chất lượng, tiện lợi cho việc sắp xếp công việc phù hợp với hệ thống nhân lực và khoa học nhất. Phần mềm PMS dễ thao tác và thực hiện, hạn chế thời gian làm việc tay chân, mang đến chất lượng, tính gắn kết, kiểm soát cho từng công trình.

Số liệu báo cáo cụ thể rõ ràng, nhìn nhận từ nhiều chiều hướng khác nhau để đánh giá, hạn chế thất thoát, hao hụt và kịp thời bổ sung những vấn đề cần thiết

Bắt nguồn từ vấn đề làm thế nào để hạn chế tối đa sai sót, đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong công việc, đảm bảo tiến độ thiết kế, thi công, đội ngũ ban lãnh đạo, quản lý và kỹ thuật của Lê Gia Phúc đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng công nghệ BIM cũng như phần mềm quản lý PMS. Lê Gia Phúc mong muốn đưa công nghệ trở thành trợ thủ đắc lực của ngành xây dựng, cùng phát triển ngành xây dựng Việt Nam khoa học, hiện đại, văn minh hơn, sánh tầm với các quốc gia phát triển trên thế giới.

Lợi ích của phần mềm PMS do Lê Gia Phúc nghiên cứu, thực hiện, nhằm mục đích áp dụng vào công tác xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp ngày nay

Một số hình ảnh về các công trình do Lê Gia Phúc thực hiện, áp dụng mô hình BIM và phần mềm PMS cho công tác thiết kế, xây dựng nhà xưởng, nhà công nghiệp

  • Dự án nhà máy khóa kéo YKK 2 & 3 tại KCN Nhơn Trạch 3 – Đồng Nai

  • Dự án nhà máy sản xuất nội thất Kingwood tại KCN Tân Bình – Bình Dương

  • Dự án nhà máy thực phẩm Nichirei tại Gò Công – Tiền Giang

  • Dự án nhà máy trang trại gà cao cấp San Hà Foods tại Long An

  • Dự án trung tâm Logistics Senko tại KCN Phố Nối B – Hưng Yên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo