Khánh thành nhà máy mới tại Hậu Giang, Tân Hiệp Phát hướng mốc doanh số 1 tỷ USD

Ngày 14/3, Tập đoàn Tân Hiệp Pháp đã khánh thành nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hậu Giang, tại khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là Nhà máy nước giải khát lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời điểm hiện tại.

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 40ha với vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng. Hiện Tân Hiệp Phát đã đầu tư 1.800 tỷ đồng, công suất 300 triệu lít/năm giai đoạn 1, giai quyết việc làm cho khoảng 300 lao động tại địa phương.

Với công nghệ khép kín vô trùng, Nhà máy tập trung sản xuất các sản phẩm nước giải khát trong đó sẽ cố gắng tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú tại miền Tây Nam Bộ như các loại trái cây để phát triển và sản xuất các thức uống giải khát mới, có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, từ đó giúp bao tiêu sản phẩm cho người dân, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển, đồng thời phục vụ tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế các loại đồ uống mới.

Nhà máy Number One Hậu Giang có năng lực sản xuất 1 tỷ lít nước giải khát/năm

Chủ tịch Tập đoàn, ông Trần Quí Thanh chia sẻ, Nhà máy có năng lực sản xuất 1 tỷ lít nước giải khát/năm, phục vụ khu vực dân cư rộng lớn tại Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và đi các nước trên thế giới qua đường biển.

Giai đoạn 1, Nhà máy sẽ có công suất 300 triệu lít/năm. Giai đoạn 2 tăng công suất thêm 300 triệu lít/năm và giai đoạn 3, tăng công suất 400 triệu lít/năm.

Với việc đưa Nhà máy Hậu Giang đi vào hoạt động, Tập đoàn THP có 4 nhà máy quy mô lớn với công nghệ tối tân trải đều trên khắp các vùng miền đất nước để đưa các sản phẩm giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe tới tay người tiêu dùng nhanh nhất.

Nhà máy Number One Hậu Giang là nhà máy thứ 4 của Tân Hiệp Phát, là bước tăng tốc với chiến lược đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023

Nhà máy Number One Hậu Giang là nhà máy thứ 4 của Tân Hiệp Phát, là bước tăng tốc với chiến lược đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023.

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện có dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 18% tổng dân số tại Việt Nam. Đây là thị trường quan trọng tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp đồ uống. Kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Nếu như năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.217 USD thì dự báo đến năm 2050 mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên tới 10.000 USD/năm.

Đó là lý do tại sao Nhà máy Number One Hậu Giang được Tân Hiệp Phát đầu tư năng lực sản xuất lên đến 1 tỷ lít NGK/năm. Nhà máy Number One Hậu Giang có hệ thống giao thương thuận lợi so với các vùng miền khác trên cả nước, thời tiết thuận lợi để THP phát triển, sản xuất các thức uống có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, phục vụ nhu cầu của 18 triệu người tiêu dùng Miền Tây Nam Bộ và xuất khẩu ra thế giới.

Một lợi thế đặc biệt là miền Tây Nam Bộ có lượng trái cây chiếm tới 70% so với toàn quốc, đây sẽ là vùng nguyên liệu lý tưởng để THP nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm thức uống giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như sữa dừa, nước dừa tươi để tận dụng chính nguồn nguyên liệu tự nhiên và phong phú tại khu vực này.

Theo ông Trần Quí Thanh, việc đầu tư xây dựng Nhà máy Number One Hậu Giang mang tính chiến lược quan trọng để THP phục vụ người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhanh hơn với dịch vụ, chất lượng tốt hơn với các sản phẩm giải khát mới có lợi cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần quan trọng để THP vươn ra thế giới mạnh mẽ hơn nữa.

Hiện sản phẩm của Tập đoàn đã xuất đi nhiều thị trường khó tính như như EU hay Mỹ. Với tầm nhìn vươn ra thế giới, THP đang định hình trong thời gian tới THP sẽ trở thành doanh nghiệp có nhà máy ở một hoặc hai quốc gia trên thế giới. Thương hiệu Tân Hiệp Phát sẽ bắt đầu hình thành và được ghi nhận ở những quốc gia khác nữa. “Chúng tôi vẫn hay nói với nhau rằng, lúc đó Tân Hiệp Phát ở Việt Nam sẽ là Headquater, quốc gia khác sẽ gọi là local, ví dụ doanh nghiệp địa phương tại Mỹ, tại Anh, tại Australia, còn công ty mẹ hiện ở Việt Nam”, ông Thanh chia sẻ. Mục tiêu của THP không chỉ dừng lại ở Hậu Giang với nhà máy thứ 4 mà THP đang hướng tới việc xuất khẩu ra thị trường toàn cầu với mục tiêu tăng tỷ lệ xuất khẩu lên 10% vào năm 2023.

Năm 2023 cũng là năm Tân Hiệp Phát đặt kế hoạch sẽ đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD. Có nhiều góc nhìn hướng THP đến con số doanh thu 1 tỷ USD. Bên cạnh việc mở rộng sản xuất, về công nghệ, THP là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu 10 dây chuyền khép kín vô trùng Aseptic tối tân nhất thế giới của Tập đoàn GEA.

Chính công nghệ vô trùng Aseptic đã góp phần làm thay đổi thị trường giải khát Việt bằng những thức uống giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, không chất bảo quản, màu công nghiệp và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, hương vị đặc trưng tự nhiên nhất.

Về đối tác, THP hiện có hơn 2.500 đối tác lớn trong và ngoài nước để cung cấp các dịch vụ và phân phối sản phẩm, con số này mỗi ngày không ngừng tăng lên. Bên cạnh các đối tác lớn, THP còn có hàng trăm ngàn điểm bán lẻ trên khắp mọi vùng miền, tỉnh thành của cả nước để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Mục tiêu của THP đặt ra, khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm nào của THP chỉ trong bán kính 50m so với vị trí của họ.

Về xuất khẩu, các sản phẩm của THP hiện đã xuất khẩu tới gần 20 thị trường các nước trên thế giới như tại EU hay Mỹ.

Được thành lập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) là doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn nhất Việt Nam. THP chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm bao gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết.

Nguồn: baodautu.vn | saigondautu.com.vn | thp.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo