HSBC: Doanh nghiệp Thái Lan sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan hiện rất quan tâm thị trường Việt Nam và dự báo sẽ có nhiều doanh nghiệp nước này tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam để tận dụng cơ hội đang mở ra trong nhiều lĩnh vực tại thị trường này.

Ông Kelvin Tan, CEO của HSBC Thái Lan, đã chia sẻ thông tin trên với báo chí ngày 3-10 nhân chuyến công tác của ông ở thị trường Việt Nam. Tham gia buổi gặp gỡ này còn có Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải.

Theo ông Tan, doanh nghiệp Thái Lan sẽ gia tăng đầu tư vào thị trường trong nước thông qua cả hai hình thức là đầu tư trực tiếp (FDI) và thông qua mua bán và sáp nhập (M&A). Trong những năm gần đây, thị trường trong nước chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về đầu tư Thái Lan thông qua hình thức thâu tóm doanh nghiệp, và ông Tan dự báo trong thời gian tới đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng.

Thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Thái Lan, và lĩnh vực thực phẩm-đồ uống (F&B), hàng hóa tiêu dùng cũng được dự báo thu hút nhiều nhà đầu tư Thái Lan trong thời gian tới. Ngoài ra, doanh nghiệp xứ chùa vàng còn có kế hoạch gia tăng đầu tư vào những lĩnh vực họ có thế mạnh khác như vật liệu xây dựng, nhà máy điện và thức ăn gia súc,…

Theo Tổng giám đốc HSBC Thái Lan, một lợi thế để phát triển đầu tư kinh doanh tại Việt Nam của doanh nghiệp Thái Lan là do hai nước rất gần nhau về mặt địa lý, tương tự nhau về đặc điểm văn hóa.

Sự tham gia hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định tự do thương mại (FTA), và tham gia vào Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Thái Lan. Theo ông Hải, việc hạ các mức thuế quan sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư Thái Lan gia tăng đầu tư vào Việt Nam và coi đây là một địa điểm trung chuyển để xuất khẩu sang các thị trường tham gia hiệp định tự do thương mại với Việt Nam.

Cụ thể, dự kiến tới năm 2020, khi 16 hiệp định tự do Việt Nam tham gia có hiệu lực, Việt Nam sẽ gia nhập mạng lưới với 59 đối tác trong đó có 15 thành viên của G20. Trước đó, theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, Thái Lan có ít hiệp định tự do thương mại hơn Việt Nam, do đó các nhà đầu tư Thái sẽ hưởng lợi khi đầu tư vào VIệt Nam.

Trong những năm gần đây, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam gia tăng mạnh tạo nên một làn sóng mua bán và sát nhập. HSBC Việt Nam đã tham gia vào những giao dịch lớn như BJC mua chuỗi hệ thống phân phối Cash & Carry của Metro, PowerBuy (Central Group) mua cổ phần của chuỗi trung tâm điện máy Nguyễn Kim,…


Xu hướng đầu tư Thái Lan vào Việt Nam còn nhờ Việt Nam đang có lợi thế lớn là ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô, chi phí nhân công thấp so với nhiều nước, cùng các ưu đãi của Chính phủ,… Ngoài ra, Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc (về mặt địa lý) nên các nhà đầu tư có thể tận dụng nguồn cung ứng từ nước này.Cụ thể, dự kiến tới năm 2020, khi 16 hiệp định tự do Việt Nam tham gia có hiệu lực, Việt Nam sẽ gia nhập mạng lưới với 59 đối tác trong đó có 15 thành viên của G20. Trước đó, theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, Thái Lan có ít hiệp định tự do thương mại hơn Việt Nam, do đó các nhà đầu tư Thái sẽ hưởng lợi khi đầu tư vào VIệt Nam.

Theo ông Hải, 3 năm gần đây HSBC Việt Nam đi đến một số nước ASEAN để quảng bá, kêu gọi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong đó, khi đến Thái Lan, doanh nghiệp nơi đây cho biết Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên hàng đầu của họ.

Một trong những chiến lược hoạt động của HSBC là tập trung vào châu Á, đặc biệt là ASEAN. Để thực hiện chiến lược này trong những năm qua, HSBC Việt Nam đã tiến hành xây dựng các hành lang kinh doanh tập trung vào những nước có đầu tư FDI lớn vào Việt Nam. Hành lang với Thái Lan là một trong những hành lang kinh doanh trọng điểm với Thái Lan đang trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Theo Tổng giám đốc HSBC Thái Lan, HSBC tận dụng sự am hiểu văn hóa và môi trường kinh doanh của cả Thái Lan và Việt Nam, kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để kết nối các khách hàng Thái Lan với đối tác tiềm năng tại Việt Nam và cung cấp các sản phẩm tài chính ngân hàng, từ truyền thống như vốn lưu động, tài trợ thương mại, thanh toán và quản lý tiền tệ, tới các sản phẩm tinh vi hơn như tư vấn đầu tư sát nhập cho các khách hàng Thái Lan và Việt Nam, hỗ trợ họ xây dựng công việc kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính tới tháng 3-2017, Thái Lan đã đầu tư 8,13 tỉ đô la Mỹ vào 458 dự án tại Việt Nam và trở thành nhà đầu tư đứng thứ mười trong tổng số 115 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và là đầu tư lớn thứ ba tại ASEAN, sau Singapore và Malaysia.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Thái Lan đứng tứ 8 với 20 dự án trị giá 146,4 triệu đô la Mỹ

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo