Rủi ro từ dòng vốn FDI Trung Quốc đang áp đảo Hàn Quốc và Nhật Bản

Rủi ro từ dòng vốn FDI Trung Quốc đang áp đảo Hàn Quốc và Nhật Bản – Các con số chỉ ra, trong số các quốc gia phát triển ở châu Á, Trung Quốc đều là đối tác hàng đầu với Việt Nam về đầu tư, du lịch lẫn thương mại.

Trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.676,8 triệu USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.239,2 triệu USD, chiếm 16,7%; Nhật Bản 972 triệu USD, chiếm 13,1%. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tăng cao và hiệp định CPTPP khiến Trung Quốc đang đầu tư ngày càng nhiều hơn vào Việt Nam.

Hiện tại tổng vốn đăng ký mới của riêng Trung Quốc đã chiếm 22,6% tổng vốn và có sự áp đảo so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nhận định trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II: “Nếu không có chọn lọc, doanh nghiệp FDI Trung Quốc tiềm ẩn đem lại nhiều rủi ro về công nghệ cũ, tác động môi trường, điều kiện lao động… Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình cải cách thể chế của Việt Nam trong quá trình ký kết các FTA thế hệ mới.

Dòng vốn từ Trung Quốc ngoài mặc dù đem lại tín hiệu tích cực cho việc làm và tăng trưởng, nhưng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh, Việt Nam đang tích cực cải thiện thế chế để nâng cao tiêu chuẩn môi trường, lao động, v.v. để đáp ứng yêu cầu của EVFTA. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước cũng như đảm bảo chất lượng nguồn vốn FDI.

Rủi ro từ dòng vốn FDI Trung Quốc đang áp đảo Hàn Quốc và Nhật Bản

Trong 6 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta từ châu Á đạt 6.567,5 nghìn lượt người, chiếm 77,4% tổng số khách quốc tế đến nước ta, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng: Hàn Quốc đạt 2.078,6 nghìn lượt người, tăng 21,3%; Nhật Bản 455,7 nghìn lượt người, tăng 12,8%. Đáng chú ý là khách đến từ Trung Quốc đạt hơn 2.483,3 nghìn lượt người, tiếp tục dẫn đầu về số khách quốc tế đến Việt Nam nhưng giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước.

Rủi ro từ dòng vốn FDI Trung Quốc đang áp đảo Hàn Quốc và Nhật Bản

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019: Trung Quốc đạt 16,8 tỷ USD, tăng 1%; thị trường ASEAN đạt 13,1 tỷ USD, tăng 6,7%; Nhật Bản đạt 9,7 tỷ USD, tăng 9,1%; Hàn Quốc đạt 9,2 tỷ USD, tăng 6%.
Rủi ro từ dòng vốn FDI Trung Quốc đang áp đảo Hàn Quốc và Nhật Bản
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 36,8 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 22,9 tỷ USD, tăng 1%; Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD, giảm 0,7%.

Như vậy, hiện tại Việt Nam đang nhập siêu Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng có cán cân thương mại thặng dư nhẹ với Nhật Bản. Nhập siêu từ Trung Quốc 20 tỷ USD, tăng 47,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 13,7 tỷ USD, giảm 2,1%.

Nguồn:  Hoàng An (Cafef.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo