Củng cố sản xuất và Đầu tư hạ tầng – Lối đi cho nền kinh tế giữa tình hình dịch bệnh thế giới kéo dài

Tình hình dịch bệnh trên thế giới chưa có chiều hướng suy giảm, nền kinh tế cần có bước đi mới để bù đắp thiệt hại về du lịch –  dịch vụ, trong đó có củng cố sản xuất và đầu tư hạ tầng

Sự sụt giảm nặng nề của du lịch, dịch vụ mở ra hướng đi mới

Bùng nổ vào thời điểm tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc), COVID-19 đã lây lan ra toàn thế giới với tốc độ khủng khiếp. Tính đến thời điểm ngày 26/01/2020, gần 100 triệu người đã nhiễm COVID-19, với hơn 2,1 triệu người tử vong do dịch bệnh.

Theo đó, quý 2/2020 kinh tế Việt Nam tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh bùng phát, với mức tăng trưởng -1,76%

Dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó phải kể đến nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ. Theo đó, quý 2/2020 kinh tế Việt Nam tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh bùng phát, với mức tăng trưởng -1,76%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2020 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD – mức cao nhất kể từ năm 2016.

Năng lượng, Logistics là điểm sáng thu hút đầu tư

Dữ liệu HOUSELINK cho thấy năng lượng đóng góp xấp xỉ một nửa tổng giá trị đầu tư dự án xây dựng công nghiệp có giá trị đầu tư lớn hơn 2 triệu USD khởi tạo trong năm 2020. Trung tâm logistics, nhà máy điện tử và xử lý nước thải lần lượt xếp sau năng lượng về giá trị đầu tư. Tổng giá trị đầu tư bốn loại hình dự án này chiếm đến 71% tổng giá trị dự án. 

Trung tâm logistics, nhà máy điện tử và xử lý nước thải lần lượt xếp sau lĩnh vực năng lượng về giá trị đầu tư, tổng giá trị đầu tư bốn loại hình dự án này chiếm đến 71% tổng giá trị dự án.

Năng lượng cũng là lĩnh vực có giá trị đầu tư tăng kỷ lục trong năm 2020 so với năm 2019, chủ yếu do những dự án điện khí quy mô khủng. Lĩnh vực nhà kho logistics và xử lý nước thải chứng kiến tăng trưởng ngoạn mục, với giá trị đầu tư tăng lần lượt 8,2 và 28,3 lần so với năm 2019.

Củng cố sản xuất là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện tại

Với việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 01/08/2020, hiện tại Việt Nam là một trong hai quốc gia Châu Á duy nhất đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu.

Việt Nam cùng 15 đối tác thương mại đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP). RCEP là Hiệp định thương mại giữa ASEAN và 5 đối tác đã có FTA với ASEAN; bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới –thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, có giá trị tương đương 26.200 tỷ USD. 

Các Hiệp định này mở ra cơ hội xuất khẩu chất lượng cao nhưng cũng mang đến nhiều thách thức. Củng cố sản xuất và tăng tính nội địa hóa cho sản phẩm Việt là ưu tiên hàng đầu của Doanh nghiệp Việt Nam lúc này.

Với việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Châu u (EVFTA) có hiệu lực từ 01/08/2020, hiện tại Việt Nam là một trong hai quốc gia Châu Á duy nhất đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu u.

Việc kiểm soát tốt dịch bệnh cùng các yếu tố hiện tại đang tạo ra bước đà lớn để kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2021. Đọc báo cáo tóm tắt đăng tải tại đây để nắm thêm thông tin.

Đăng ký nhận Báo cáo Chi tiết tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Quảng cáo